MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác thương mại từ ngày 6.11. Ảnh: LDO

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông giống, khác gì tàu điện trên cao Bangkok?

Song Minh LDO | 09/11/2021 16:34
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội vừa khai trương hôm 6.11 có những điểm tương đồng và khác biệt với tàu điện trên cao (skytrain) ở Bangkok, Thái Lan.

Hệ thống Giao thông Công cộng Bangkok (BTS) được người dân địa phương và khách du lịch biết đến nhiều hơn với cái tên "Skytrain". Tàu điện trên cao do Công ty Vận tải Công cộng Bangkok (BTSC - Bangkok Mass Transit System) vận hành từ năm 1999. BTSC là một công ty con của BTS Group Holdings, theo nhượng quyền được Cơ quan Quản lý Đô thị Bangkok (BMA) cấp.

Hệ thống bao gồm 43 nhà ga dọc theo hai tuyến: Tuyến Sukhumvit chạy về phía Bắc và phía Đông, kết thúc lần lượt tại Mo Chit và Kheha, và tuyến Silom phục vụ các đường Silom và Sathon, khu thương mại trung tâm của Bangkok, điểm cuối tại Sân vận động Quốc gia và Bang Wa. Ngoài ra còn có tuyến kết nối từ thành phố tới sân bay Suvarnabhumi. Bên cạnh tàu điện trên cao, hệ thống giao thông nhanh của Bangkok bao gồm các tuyến tàu điện ngầm (MRT).

Tàu điện trên cao ở Bangkok. Ảnh: BTS/The Thaiger

Ban đầu, trong vài năm sau khi Skytrain khai trương, người Bangkok không mặn mà và né tránh, nhưng dần dần đã yêu thích tàu điện trên cao. Giờ đây, BTS là một phần quan trọng của hệ thống giao thông công cộng Bangkok với lượng hành khách ngày càng tăng hàng năm.

Hệ thống tàu trên cao của Bangkok có 52 đoàn tàu, mỗi tàu gồm 4 toa. Dưới đây là 10 điều cần biết trước khi di chuyển trên Skytrain, theo tờ The Thaiger, để có thể thấy những điểm giống và khác với tàu Cát Linh - Hà Đông.

1. Không ai đọc báo hay tạp chí trên Skytrain

Hành khách đi tàu điện trên cao ở Bangkok. Ảnh: BTS/The Thaiger

Tương lai của hoạt động tiếp thị đang được chú trọng rõ ràng khi đi trên tàu BTS Skytrain. Không ai đọc báo hoặc tạp chí và ước tính rằng 86% khách du lịch sẽ nhìn vào điện thoại thông minh của họ ít nhất một lần trong các chuyến đi trên BTS. 

Các toa tàu tràn ngập các loại hình quảng cáo, thông điệp tiếp thị và thương hiệu. Các nhà ga cũng trang bị rất nhiều màn hình và quảng cáo khổ lớn. Với 663.000 người dùng hàng ngày trên Skytrain, về cơ bản, tàu điện trên cao ở Bangkok kiếm được tiền từ quảng cáo nhiều hơn là tiền bán vé cho đến năm 2013.

2. Vé ngày (One Day Pass)

Với khách du lịch không có nhiều ngày ở Bangkok, vé ngày phù hợp với những người có kế hoạch đi đến 2 địa điểm trở lên trong một ngày. Vé ngày sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, đặc biệt là vào những giờ cao điểm khi việc xếp hàng mua vé có thể khiến bạn thêm bực bội. 

Nhưng nếu các điểm đến cách nhau ít hơn 5 ga, hãy sử dụng vé một lượt. Mỗi ga Skytrain đều có nhân viên hỗ trợ hành khách.

BTS hiện không có (nhưng có thể thay đổi bất cứ lúc nào) vé ưu đãi cho hành khách cao tuổi hay bất kỳ chương trình giảm giá nào, mặc dù có giảm giá cho người trên 60 tuổi đi tàu điện ngầm.

3. Cẩn thận với cửa tự động

Cửa soát vé tự động đóng mở rất nhanh, chỉ trong vài giây. Khi chạm vé hoặc mã thông báo vào, cửa sẽ mở rất nhanh và đóng lại. Nếu chưa quen, hành khách có thể lúng túng hoặc bị kẹt lại.

4. Không mang sầu riêng lên tàu

Người Thái thích sầu riêng nhưng loại quả này lại không được mang lên BTS hay MRT. Không chỉ sầu riêng, tất cả những đồ "bốc mùi" cũng không được mang lên tàu. Có nhân viên an ninh kiểm tra túi ở nhiều ga - họ sẽ phát hiện sầu riêng nhanh hơn rất nhiều so với phát hiện bất kỳ loại vũ khí nào.

Tàu điện trên cao đông đúc vào giờ cao điểm. Ảnh: BTS/The Thaiger

5. Chờ hành khách ra ngoài trước rồi mới vào tàu

Một trong những điều khó chịu nhất khi đi BTS hoặc MRT là khi hành khách bắt đầu lao vào trong khi bạn vẫn đang cố gắng xuống tàu. Hãy để mọi người ra ngoài trước. BTS và MRT sẽ phát âm thanh báo hiệu trước khi cửa đóng lại.

6. Đi bên phải

Tránh sang bên phải nếu bạn muốn đứng trên thang cuốn, chỉ bước vào phía bên trái nếu bạn muốn đi bộ lên hoặc xuống thang cuốn.

7. Tránh giờ cao điểm

Nếu bạn không thích đám đông thì hãy tránh ga BTS lúc 7-9h sáng và 17-19h chiều. Hãy tưởng tượng 10 triệu người có nhu cầu di chuyển ở nội đô Bangkok. Bạn có thể phải đợi vài lượt tàu mới có cơ hội lên.

8. Nắm rõ lịch trình giờ tàu đầu tiên và cuối cùng

Chuyến tàu đầu tiên của BTS từ ga Mo Chit và Bearing khởi hành lúc 5h15 sáng và chuyến tàu cuối cùng rời ga lúc nửa đêm. Đối với tuyến Silom, các chuyến tàu bắt đầu từ 5h30 sáng và chạy đến nửa đêm. Tàu điện ngầm chạy từ 6h sáng đến nửa đêm hàng ngày. Cổng ga sẽ đóng khoảng 10 phút trước khi chuyến tàu cuối cùng đến ga.

Tàu điện trên cao là phương tiện giao thông công cộng tiện lợi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: BTS/The Thaiger

9. Không có nhà vệ sinh trên tàu hoặc ở sân ga

Không có nhà vệ sinh công cộng trên tàu điện trên cao hoặc tàu điện ngầm, cũng như không có ở sân ga. May mắn là có rất nhiều trung tâm mua sắm cạnh một số nhà ga mà bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Mặc dù MRT và BTS là những cách nhanh nhất để di chuyển xung quanh Bangkok, nhưng nếu các điểm đến cách xa nhau, bạn có thể cần phải lên kế hoạch tìm kiếm nhà vệ sinh trước.

10. Đừng nhầm với ban nhạc nam Hàn Quốc BTS

Nếu gõ BTS để tìm kiếm trên Google, bạn sẽ nhận được hàng triệu thông tin về RM, Suga, J-Hope, Jimin, Jin, V và Jungkook - bảy thành viên của BTS (xuất phát từ tên của họ trong tiếng Hàn), ban nhạc pop lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn muốn tìm hiểu về tàu điện trên cao của Bangkok, hãy nhập "BTS Bangkok".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn