MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cao ủy EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: Xinhua

EU phản đối thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraina

Khánh Minh LDO | 31/01/2024 10:30

Cao ủy EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell bác bỏ quan điểm đàm phán hòa bình và ngừng bắn ở Ukraina.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu thay vào đó yêu cầu các quốc gia thành viên EU phải “làm bất cứ điều gì” để Ukraina đánh bại Nga.

Trong bài viết trên tạp chí L'Obs của Pháp hôm 30.1, ông Borrell kêu gọi các nhà lãnh đạo EU từ chối "sự cám dỗ hòa giải" với Nga.

Ông viết: “Những ý tưởng này đã sai vào năm 2022 và vẫn sai cho đến ngày nay”, đồng thời lập luận rằng “không được để họ định hình chính sách của chúng ta đối với Ukraina”.

Không rõ ông Borrell đang đề cập đến lời kêu gọi hòa bình nào. Tại EU, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kiên trì kêu gọi giải quyết bằng thương lượng, cho rằng lực lượng của Ukraina không thể giành được chiến thắng quân sự trước các đối thủ Nga và rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với Mátxcơva gây tổn hại cho nền kinh tế EU nhiều hơn là gây tổn hại cho Nga.

Trong khi đó, ông Borrell tuyên bố, các biện pháp trừng phạt đã "làm suy yếu cỗ máy chiến tranh của Nga", mặc dù thừa nhận trong bài phát biểu một ngày trước đó rằng trừng phạt phần lớn đã không đạt được mục tiêu.

Ông Borrell lưu ý: “Thay vì tìm kiếm sự thỏa hiệp, chúng ta nên ghi nhớ những bài học từ năm 2022 và nỗ lực gấp đôi. Chúng ta phải chuyển mô hình từ hỗ trợ Ukraina "chừng nào còn cần" sang cam kết làm "bất cứ điều gì cần thiết" để Ukraina giành chiến thắng".

Ông đồng thời kêu gọi cung cấp cho Ukraina tên lửa tầm xa và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác.

Hội nghị thượng đỉnh Ukraina - EU lần thứ 24 được tổ chức tại Kiev, Ukraina, ngày 3.2.2023. Ảnh: Xinhua

Ông Borrell viết: "Nhu cầu về vũ khí và đạn dược của Ukraina chỉ có thể được đáp ứng nếu có sự phục hưng của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu”.

Theo ông Borrell, chi tiêu quốc phòng trên toàn EU đã tăng 40% kể từ năm 2014. Tuy nhiên, mức tăng này không tương ứng với mức tăng sản xuất vũ khí tương ứng.

Chẳng hạn, các quốc gia thành viên EU đã cam kết vào tháng 3 năm ngoái về việc cung cấp chung một triệu quả đạn pháo cho Ukraina trước tháng 3 năm 2024, nhưng chỉ một phần ba số đó đã được giao, và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với các phóng viên vào tháng 11 rằng sẽ không đạt được mục tiêu một triệu quả.

Các nhà thầu quốc phòng trên khắp châu Âu đang cảnh giác với việc tăng cường sản xuất nếu không nhận được các hợp đồng chắc chắn từ các chính phủ - Politico đưa tin vào mùa hè năm ngoái. Nếu không có những hợp đồng như vậy, các công ty này sẽ có nguy cơ thua lỗ nếu nhu cầu về vũ khí giảm trong những năm tới.

Ngay từ đầu cuộc xung đột ở Ukraina, ông Borrell liên tục miêu tả Nga là một bên không quan tâm đến hòa bình. Ngay cả vào tháng 3.2022, khi Nga đưa ra các điều khoản hòa bình cho Ukraina mà các cựu quan chức Ukraina hiện thừa nhận là hào phóng, nhà ngoại giao EU vẫn tuyên bố rằng Mátxcơva “không muốn ngồi lại và đàm phán bất cứ điều gì, điều họ muốn là chiếm giữ lãnh thổ”.

Nga khẳng định, không loại trừ khả năng chấm dứt xung đột bằng thương lượng, nhưng nhấn mạnh rằng hòa bình sẽ chỉ đạt được khi các mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraina đạt được, bằng biện pháp quân sự hoặc ngoại giao.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn