MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Châu Âu sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Ảnh: TASS

EU sẽ hồi sinh việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) LDO | 04/03/2022 11:28
500 tỉ euro là số tiền ước tính của dự án cho hệ thống nhà máy điện hạt nhân mới ở toàn Châu Âu.

Cuộc khủng hoảng khí đốt đã buộc Châu Âu phải từ bỏ việc tẩy chay năng lượng hạt nhân. 

“Để đạt được mức độ trung hòa cacbon, chúng ta thực sự cần phải chuyển sang cấp độ tiếp theo trong sản xuất điện khử cacbon ở Châu Âu, với điều kiện nhu cầu về điện sẽ tăng gấp đôi trong 30 năm nữa. Điều này nói lên các khoản đầu tư đáng kể để tăng năng lực sản xuất của các loại năng lượng như hạt nhân và năng lượng tái tạo” - Cao ủy Châu Âu về Thị trường Nội bộ Thierry Breton cho biết.

Và ông đã vạch ra cái giá của vấn đề - 20 tỉ euro hàng năm và 500 tỉ euro cho đến năm 2050. 

Chính quyền Đức đã thông qua luật về việc từ bỏ các nhà máy điện hạt nhân. Tất cả các quốc gia khác đã tham gia vào các hành vi pháp lý tương tự. Riêng Pháp, nguồn "hạt nhân hòa bình" đã tạo ra hơn 70% điện năng ở đó, và Pháp sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Họ đã và đang cung cấp điện cho tất cả các nước láng giềng và tiếp tục cải tiến các lò phản ứng. 

Còn Đức lại hành động theo một hướng hoàn toàn khác. Vào ngày 31.12.2021, ba trong số sáu nhà máy điện hạt nhân ở Đức đã ngừng hoạt động. Đến cuối năm 2022, ba nhà máy còn lại cũng sẽ đóng cửa. Nguồn cung cấp điện đã đến từ nước láng giềng Pháp, quốc gia đang có nguồn điện hạt nhân. Pháp có rất nhiều năng lượng điện, dư thừa trên 20%, vì vậy họ kiếm được tiền từ người Đức.

Vào năm 2022, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than ở Đức sẽ giảm 25%.

Cuộc khủng hoảng khí đốt của mùa đông năm nay đã khiến nhiều người đau đầu. Năng lượng hạt nhân đã được tuyên bố là khá "xanh", và các vật liệu lành mạnh đã xuất hiện trở lại trên báo chí.

Giáo sư tại Đại học Bologna, David Tabarelli nêu quan điểm: “Nếu không có nhà máy điện hạt nhân, Châu Âu sẽ chìm trong bóng tối. Ngoài việc đứng đầu về năng suất, điện hạt nhân cũng là thứ không thể thiếu, vì nó là nền tảng và sức mạnh chính đảm bảo sự ổn định của một hệ thống cực kỳ phức tạp có thể gọi là hệ thống thần kinh của Châu Âu”.

Ngày 1.1.2022, Pháp, cường quốc hạt nhân, trở thành Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, ông Thierry Breton, đã tuyên bố về một "cuộc cách mạng nguyên tử ở Châu Âu".

Và cuộc khủng hoảng khí đốt là chất xúc tác để đưa ra các quyết định nhanh chóng. Ngoài việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, Cao ủy Châu Âu cũng thông báo rằng tất cả các lò phản ứng hiện tại sẽ được kéo dài tuổi thọ.

Các nhà máy điện hạt nhân và các trạm điện đi kèm sẽ thay đổi đáng kể tính kinh tế trong quan hệ giữa Nga và Liên minh Châu Âu. Không phải ngay lập tức, nhưng khá nhanh chóng. Và đây không phải là điều tốt hơn cho Nga.

Sau một thời gian - trong tương lai vài năm – hydrocacbon của Nga sẽ không còn là mặt hàng thiết yếu ở Châu Âu và trên toàn thế giới nữa, Trung Quốc cũng có ý định chuyển sang "nguyên tử hòa bình". Vào ngày 20.12.2021, tổ máy điện đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Shidao Bay-1 đã được đưa vào vận hành thử nghiệm và kết nối với lưới điện tại Trung Quốc. Có những lò phản ứng HTR-PM nhỏ thuộc thế hệ IV mới. Một loạt nhà máy lớn trên toàn quốc đã được lên kế hoạch. Nói một cách tương đối thì mỗi trung tâm khu vực đều có nhà máy điện hạt nhân của riêng mình.

Trung Quốc không cần dầu khí, Châu Âu cũng không cần, Mỹ có đủ lượng hydrocacbon của chính mình, và còn có Arab.

Nga vẫn có thời gian vài năm nữa để tính toán. Trong khi Nga vẫn còn có nguồn tiền từ dầu khí nên cần phải sử dụng nguồn tiền này một cách thông minh và phải hướng những nguồn tài chính này vào việc xây dựng một nền kinh tế mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn