MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

EU tìm cách ngăn chặn khôi phục Nord Stream

Khánh Minh LDO | 02/12/2022 08:27

EU đề xuất ngăn chặn khôi phục các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream như một phần của gói trừng phạt thứ 9.

Tờ Izvestia đưa tin, Nghị viện Châu Âu (EP) đề nghị cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga như một phần của gói trừng phạt thứ 9. Theo những người đứng sau đề xuất, động thái này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bất kỳ hoạt động khôi phục nào đối với các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream. 

Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) cho đến nay vẫn chưa thể thống nhất về mức trần giá dầu, cũng như các biện pháp kinh tế và năng lượng khác chống lại Nga.

Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, nghị sĩ Đức của EP nói rằng EP muốn ngăn chặn việc khôi phục các đường ống Nord Stream thông qua lệnh cấm vận nhập khẩu năng lượng của Nga. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả Đức, sẽ phải ngừng các kế hoạch sửa chữa Nord Stream 1 và Nord Stream 2. 

Nghị viện Châu Âu đang cố gắng thúc đẩy sáng kiến ​​này. Tuy nhiên, theo cách nói của nghị sĩ Beck, ngoài việc Nghị viện Châu Âu thiếu các quyền hạn cần thiết, quá trình thống nhất ý tưởng cũng sẽ là một trở ngại bởi nhiều quốc gia chưa sẵn sàng thực hiện một bước như vậy.

"Các biện pháp trừng phạt đang bắt đầu gây chia rẽ trong nội bộ EU. Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy một số quốc gia theo đuổi chính sách trừng phạt bất chấp tiến trình chung đã rõ ràng kể từ khi xảy ra bế tắc giữa Belarus và Ba Lan" - bà Ekaterina Arapova, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế nói với Izvestia.

Theo bà Arapova, Ba Lan đã áp đặt các hạn chế riêng ở cấp quốc gia. Tình hình ở Nga hóa ra lại là một chất xúc tác bởi vì đang diễn ra cuộc tranh luận tích cực về khả năng bãi bỏ quyền phủ quyết và áp dụng quy tắc đa số.

Theo bà Arapova, tất cả các nước đều đang nỗ lực tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, điều đó gây trở ngại cho nỗ lực chung. Trước đây, có thông tin cho rằng gói trừng phạt thứ 9 sẽ dựa trên việc ấn định giá trần với dầu của Nga. Tuy nhiên, EU vẫn chưa thống nhất được cơ chế liên quan.

EU gần như cạn kiệt phương tiện kinh tế để gây áp lực và lựa chọn duy nhất còn lại là cấm một số công ty Nga và áp đặt các hạn chế đối với các cá nhân - chuyên gia Arapova nói thêm.

Ngày 30.11, các nhà lãnh đạo Đức và Na Uy cho biết sẽ cùng nhau đề nghị NATO phối hợp bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển của Châu Âu sau các cuộc tấn công vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 30.11 cùng Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết sự tham gia của NATO sẽ gửi một tín hiệu đến thế giới bên ngoài.

"Chúng tôi rất coi trọng việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của mình và không ai nên nghĩ rằng các cuộc tấn công sẽ tiếp diễn mà không có hậu quả" - Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức ông nói.

“Các đường ống, cáp điện thoại, kết nối Internet là huyết mạch cho các nước của chúng ta và phải được bảo vệ đặc biệt" - ông Olaf Scholz nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn