MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Betelgeuse là một ngôi sao màu cam sáng trong chòm sao Orion, cách Trái đất 700 năm ánh sáng. Ảnh: ESO

Giải đáp bí ẩn về nguyên nhân ngôi sao Betelgeuse mờ bất thường

Nguyễn Hạnh LDO | 16/06/2021 08:08

Những hình ảnh chưa từng thấy về Betelgeuse - một ngôi sao trong chòm sao Orion - đã giải đáp bí ẩn về nguyên nhân gây ra sự mờ bất thường của nó vào năm 2019.

Theo Daily Mail, Betelgeuse là một ngôi sao sáng màu cam cách Trái đất 700 năm ánh sáng. Đây là một trong những ngôi sao sáng nhất có thể nhìn thấy từ hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học đã chứng kiến Betelgeuse mờ đi bất thường vào tháng 10.2019. Khi đó, họ tin rằng Betelgeuse đang trên đà dẫn đến một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ.

This browser does not support the video element.

Kính viễn vọng ghi lại cảnh ngôi sao Betelgeuse mờ đi bất thường. Video: European Southern Observatory (ESO)

Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra vào cuối vòng đời của một ngôi sao. Tại thời điểm này, ngôi sao hết nhiên liệu hạt nhân, một phần khối lượng chảy vào lõi khiến ngôi sao trở nên quá nặng để có thể chịu được lực hấp dẫn của chính mình. Vụ nổ sẽ tạo ra tia sáng chói lọi nhất từng thấy.

Nhóm đã chụp được hai hình ảnh chưa từng thấy về bề mặt của Betelgeuse vào tháng 1 và tháng 3 năm 2020, sau đó so sánh với những hình ảnh được chụp vào tháng 1 và tháng 12 năm 2019. Ảnh: ESO
Ngôi sao khổng lồ phóng ra một bong bóng khí lớn, bong bóng khí này nguội đi và tạo thành một đám mây bụi tạm thời chặn ánh sáng của ngôi sao. Ảnh: ESO

Một nhóm nghiên cứu đã làm việc không ngừng nghỉ để xác định xem Betelgeuse có thực sự sắp bùng nổ hay không. Họ đã chụp được hai hình ảnh chưa từng thấy về bề mặt Betelgeuse vào tháng 1 và tháng 3.2020, sau đó so sánh với những bức ảnh được chụp vào tháng 1 và tháng 12.2019.

Họ phát hiện rằng ngôi sao khổng lồ này đã phóng ra một bong bóng khí lớn. Một phần bề mặt của nó nguội đi ngay sau đó, sự giảm nhiệt độ đó đủ để các nguyên tố nặng hơn trong không khí, chẳng hạn như silicon, ngưng tụ thành đám mây bụi. Đám mây bụi này tạm thời chặn ánh sáng của ngôi sao. Hiện tại, Betelgeuse đã trở lại độ sáng bình thường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn