MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vùng sáng trung tâm của cụm sao Hyades có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở phần đầu của chòm sao Kim Ngưu. Ảnh: ESA

Giải mã "quái vật" vũ trụ nuốt chửng cụm sao gần mặt trời nhất

Song Minh LDO | 30/03/2021 07:40

Nghiên cứu mới hé lộ đáp án về "quái vật" trong vũ trụ khiến các ngôi sao trong cụm Hyades gần hệ mặt trời nhất biến mất.

Sputnik đưa tin, nghiên cứu mới của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho thấy một cấu trúc vật chất tối vô hình bí ẩn có thể đang "nuốt chửng" các ngôi sao khỏi cụm Hyades - cụm sao mở gần hệ mặt trời nhất và là một trong những đối tượng tốt nhất được nghiên cứu trong tất cả các cụm sao mở.

Được bao phủ bởi chất không phát sáng, "thủ phạm" vũ trụ có thể đang xé nát cụm sao có vị trí gần mặt trời nhất - bà Tereza Jerabkova, nhà nghiên cứu tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu của bà Jerabkova đã trình bày những phát hiện của họ trong bài báo đăng trên tạp chí Thiên văn học và Vật lý học thiên thể (Astronomy & Astrophysics) hôm 24.3.

Khi các nhà khoa học lập biểu đồ vùng rộng lớn của cụm sao Hyades nằm cách trái đất 153 năm ánh sáng bằng cách sử dụng dữ liệu do vệ tinh Gaia của ESA thu thập, họ phát hiện ra sự hiện diện của cái gọi là “galatic lump - bướu thiên hà”.

“Đây là điều đáng kinh ngạc về dữ liệu từ vệ tinh Gaia - lần đầu tiên trong lịch sử chúng tôi có cơ hội tìm kiếm các cấu trúc sao ẩn trong một lượng lớn các ngôi sao trong thiên hà” - Jerabkova nói trong một email được Vice.com trích dẫn.

Kính thiên văn không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - được phóng vào tháng 12.2013 - có nhiệm vụ lập bản đồ ba chiều lớn nhất, chính xác nhất của dải Ngân hà, dựa trên các phép đo của gần 1,7 tỉ ngôi sao.

This browser does not support the video element.

Quá trình tiến hoá của cụm sao Hyades từ 650 triệu năm trước đến nay. Nguồn: ESA

Vùng sáng trung tâm của cụm sao Hyades - trải dài khoảng 20 năm ánh sáng - có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở phần đầu của chòm sao Kim Ngưu. Có niên đại khoảng 700 triệu năm, cụm sao này đã trải qua nhiều thay đổi. Một số ngôi sao "đi lạc" do động lực của cụm bên trong hoặc do lực hấp dẫn kéo chúng khỏi dải thiên hà lớn hơn.

Lực hấp dẫn này tạo ra hai cấu trúc được gọi là "đuôi thủy triều" quét phía trước và phía sau quần thể sao.

Hyades là cụm sao “mở” đầu tiên mà các nhà khoa học có thể phát hiện ra là có “đuôi”, và các nhà khoa học đã công bố những phát hiện đột phá của họ vào năm 2019.

Tuy nhiên, khi sàng lọc một cuộc khảo sát dữ liệu gần đây từ Gaia vào tháng 12.2020, nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng, một trong những "cái đuôi" này đang bị một thứ gì đó rất lớn "ăn" mất.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu tạo ra một mô phỏng của cụm sao dựa trên vị trí và vận tốc hiện tại của các ngôi sao có thể đã "trôi dạt". Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh mô phỏng với dữ liệu thực, phát hiện các ngôi sao có quỹ đạo và chuyển động khớp với "điểm gốc Hyades".

Các quan sát thực tế cho thấy phần vệt đuôi đã mất đi sự đối xứng, điều này được đề cập trong một nghiên cứu về cụm sao cụ thể vào năm 2019.

Theo những phát hiện mới, "một cuộc chạm trán gần với một khối thiên hà khổng lồ có thể giải thích sự bất đối xứng được quan sát thấy trong các phần đuôi của Hyades".

Theo các quan sát, “bướu” sẽ phải vừa lớn và vừa bị che khuất, vì không có đám mây hoặc cụm sao nào có thể "săn trộm" các ngôi sao ở vệt đuôi.

Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, "bướu" có thể là một cấu trúc con của vật chất tối. Hiệu ứng hấp dẫn của vật chất tối lên các vật thể phát sáng là lý do duy nhất khiến các nhà khoa học biết về sự tồn tại của nó. Trong trường hợp này, nó có khả năng bao gồm cụm Hyades.

Theo bà Jerabkova, những ngôi sao mất tích không bị nuốt chửng, như trường hợp hố đen. Trong trường hợp này, "quỹ đạo của các ngôi sao trong thiên hà bị ảnh hưởng hay thay đổi bởi cuộc chạm trán", điều này có thể dẫn đến việc chúng biến mất khỏi tầm nhìn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn