MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Minh họa các mảnh rác không gian trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: NASA

Giật mình cả triệu mảnh rác trên quỹ đạo Trái đất, nguy cơ gia tăng va chạm

Phương Linh LDO | 18/08/2021 13:08
Quỹ đạo của Trái đất có nguy cơ xảy ra ngày càng nhiều những vụ va chạm trong thời gian tới.

Nhà vật lý thiên văn và theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell, đến từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian ở thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Mỹ, đã tiến hành một số nghiên cứu và phát hiện ra sự cố của vệ tinh quân sự Yunhai 1-02 của Trung Quốc là do va chạm với các mảnh rác vũ trụ.

Trước đó, vào tháng 3.2021, Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 thuộc Lực lượng Không gian Mỹ (18SPCS) đã báo cáo về sự cố này nhưng không rõ nguyên nhân do bộ phận của vệ tinh tự phát nổ hay va chạm với vật thể khác.

Đi sâu vào nghiên cứu dữ liệu danh mục Space-Track.org do 18SPCS cung cấp cho người dùng đã đăng ký, McDowell phát hiện ra rằng vệ tinh Yunhai 1-02 và vật thể rác vũ trụ kí hiệu 48078 đã đi qua nhau trong khoảng cách 1km - đồng thời là phạm vi sai số của hệ thống theo dõi - vào lúc 3:41 sáng 18.3 (theo giờ miền đông). Đây chính xác là thời điểm 18SPCS báo cáo vệ tinh Yunhai gặp sự cố - McDowell viết trong một đăng trên Twitter.

Bất chấp những hư hại, vệ tinh Yunhai 1-02 dường như vẫn sau trụ lại sau vụ va chạm mạnh xảy ra ở độ cao 780km. Ông McDowell cho biết, những người theo dõi tín hiệu vô tuyến nghiệp dư tiếp tục phát hiện tín hiệu từ vệ tinh, dù không rõ liệu nó có còn hoạt động bình thường hay không.

Nhà vật lý thiên văn McDowell mô tả vụ việc là vụ va chạm quỹ đạo lớn đầu tiên được xác nhận kể từ tháng 2.2009 - khi xác tàu vũ trụ quân sự Kosmos-2251 của Nga đâm vào vệ tinh liên lạc đang hoạt động Iridium 33. Vụ va chạm đã tạo ra 1.800 mảnh vỡ khổng lồ có thể theo dõi được tới tháng 10 năm sau.

This browser does not support the video element.

Minh họa các mảnh rác không gian đang bay quanh quỹ đạo của Trái đất. Video: NASA

Chuyên gia cảnh báo, chúng ta có thể đang bước vào thời kỳ các vụ va chạm không gian xảy ra ngày càng thường xuyên hơn trong bối cảnh nhân loại tiếp tục phóng lên ngày càng nhiều tàu vũ trụ.

McDowell nói với Space.com: “Các vụ va chạm tỉ lệ thuận với bình phương của số lượng vật thể trên quỹ đạo. Có nghĩa là, nếu bạn tăng số lượng vệ tinh gấp 10 lần, bạn sẽ có số vụ va chạm nhiều gấp 100 lần''.

Ông nói thêm, chúng ta có thể đạt đến tình trạng đó trong vài năm tới.

Kịch bản tồi tệ nhất mà các nhà khai thác vệ tinh và những người ủng hộ thăm dò vũ trụ không muốn xảy ra là hội chứng Kessler - một phản ứng dây chuyền các mảnh vụn trong không gian bùng nổ có thể tạo ra vô số rác không gian ở tầm quỹ đạo Trái đất thấp tạo thành một cái bẫy Trái đất. Nó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không thể sử dụng các vệ tinh nữa bởi vì chúng sẽ bị vỡ trong các vụ va chạm đó.

Vấn đề rác không gian hiện tại của Trái đất không quá nghiêm trọng, nhưng sự kiện vệ tinh Yunhai 1-02 có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Và từ các mảnh rác to sau va chạm có thể tạo ra vô số những mảnh vỡ nhỏ hơn.

Các mảnh vỡ nhỏ rất khó theo dõi, và số lượng là rất nhiều. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ước tính, có khoảng 900.000 vật thể rác không gian có kích thước từ 1cm đến 10cm đang bay lơ lửng quanh hành tinh của chúng ta. Trong khi đó, số lượng các mảnh nhỏ hơn từ 1mm đến 1cm lên tới 128 triệu mảnh.

Các vật thể trên quỹ đạo Trái đất di chuyển rất nhanh - ví dụ khoảng 27.600 km/h ở độ cao của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Với tốc độ này, ngay cả những mảnh vụn nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vệ tinh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn