MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giới khoa học Mỹ đạt đột phá về phản ứng tổng hợp hạt nhân

Thanh Hà LDO | 13/12/2022 10:36

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Cơ sở Đánh lửa Quốc gia tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ đã lần đầu tiên tạo ra thành công phản ứng tổng hợp hạt nhân dẫn đến tăng năng lượng ròng (NEG). 

Bộ Năng lượng Mỹ dự kiến chính thức công bố đột phá này trong ngày 13.12, giờ địa phương.  

CNN nhận định, kết quả của thí nghiệm sẽ là một bước tiến lớn trong nhiệm vụ kéo dài hàng thập kỷ nhằm giải phóng một nguồn năng lượng sạch vô hạn có thể giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. 

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tái tạo phản ứng tổng hợp hạt nhân - tái tạo phản ứng cung cấp năng lượng cho Mặt trời. 

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm sẽ ra thông báo vào 13.12 về một “bước đột phá khoa học lớn”, bộ đã công bố ngày 11.12. 

Phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra khi hai hoặc nhiều nguyên tử được hợp nhất thành một nguyên tử lớn hơn, một quá trình giải phóng ra lượng năng lượng khổng lồ dưới dạng nhiệt nhưng không tạo ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài.

Để tiến tới đột phá này, các nhà khoa học trên toàn cầu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thử nghiệm. Trong đó, Dự án Cơ sở Đánh lửa Quốc gia tạo ra năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân bằng cái được gọi là "phản ứng tổng hợp quán tính nhiệt hạch".

Trên thực tế, các nhà khoa học Mỹ bắn những viên chứa nhiên liệu hydro vào một dãy gần 200 tia laser để tạo ra một loạt vụ nổ lặp đi lặp lại cực nhanh với tốc độ 50 lần mỗi giây.

Năng lượng thu được từ các neutron và hạt alpha được chiết xuất dưới dạng nhiệt và nhiệt đó là chìa khóa để tạo ra năng lượng.

Ở Anh, các nhà khoa học đang làm việc với một cỗ máy được trang bị những cục nam châm khổng lồ gọi là tokamak trong nỗ lực tạo ra kết quả tương tự.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn