MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cánh đồng bị hạn hán do biến đổi thời tiết ở Staffordshire (Anh), tháng 2.2022. Ảnh: Xinhua

Hậu quả của đánh đổi thời tiết lấy kinh tế

Quý An (theo WSJ) LDO | 18/08/2023 11:33

Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên thường xuyên hơn, mối đe dọa đối với tăng trưởng và lạm phát cũng tăng lên, đặc biệt là ở các nước nghèo.

Trong chiến dịch của Cục Dự trữ Liên bang (FED) hướng tới “hạ cánh mềm”, có một yếu tố quan trọng ngoài tầm kiểm soát được là thời tiết.

Giới khoa học Mỹ dự đoán, mùa thu và mùa đông năm nay sẽ xảy ra El Nino bất thường.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ước tính, El Nino chỉ tăng 1 độ C sẽ làm tăng giá lương thực trên toàn cầu thêm 6% trong 12 tháng. Các nhà kinh tế tại J.P. Morgan đã cảnh báo, điều này đang thách thức mục tiêu lạm phát.

Bản thân thời tiết sẽ không đẩy nước Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, thời tiết lại đang nổi lên như một tác động quan trọng và không thể đoán trước đối với lạm phát và tăng trưởng.

Thời tiết suy giảm làm tỉ trọng của nông nghiệp thu hẹp và tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu trực thuộc Liên Hợp Quốc cho biết, năm nay, họ có “độ tin cậy cao” rằng, các đợt nắng nóng và hạn hán kết hợp, bao gồm “các sự kiện xảy ra đồng thời ở nhiều địa điểm” sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Thời tiết có tác động lớn nhất đối với các nước đang phát triển khi những quốc gia này lấy nông nghiệp làm chủ đạo thúc đẩy kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng còn yếu.

Pakistan là một ví dụ. Một đợt nắng nóng vào mùa xuân năm ngoái đã khiến mặt đất khô cằn và băng tuyết tan nhiều hơn, sau đó là những đợt gió mùa xối xả kỷ lục. Lũ lụt đã giết chết hơn 1.700 người, ảnh hưởng đến 14% dân số và gây thiệt hại tương đương 8,5% GDP. Thêm vào đó, xung đột ở Ukraina đã khiến tỉ lệ lạm phát tại đây tăng mạnh, dù nước này đã có các chính sách kinh tế hợp lý.

Năm 2021, IMF ước tính, các thảm họa lớn liên quan đến thời tiết làm giảm tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người trung bình 1,2 điểm phần trăm. Trong đó, các quốc gia nghèo nhất phải gánh chịu hậu quả nặng nhất.

Ngược lại, “ở các quốc gia giàu có hơn, việc tái thiết tốt hơn và nhanh hơn cộng với chi tiêu cứu trợ công lớn” ít có khả năng phải chịu nhiệt độ cao, thậm chí được hưởng lợi từ mùa đông ấm hơn.

Tuy nhiên, thiên tai đang gây thiệt hại ngày càng lớn đối với các nền kinh tế. Kể từ năm 2016, trung bình mỗi năm Mỹ phải hứng chịu 17 thảm họa, gây thiệt hại ít nhất 1 tỉ USD mỗi năm (giá trị đã điều chỉnh lạm phát). Tỉ lệ này trong 25 năm trước là 6 thảm họa mỗi năm.

Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến chuỗi cung ứng và mạng lưới năng lượng trở nên mong manh do căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ và quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng carbon còn thấp. Việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Tây Âu đã làm trầm trọng thêm tình hình.

Một bài báo năm 2021 của Jasmien De Winne và Gert Peersman (Đại học Ghent) kết luận, giá lương thực toàn cầu tăng 10% sẽ làm giảm GDP 0,5% sau 18 tháng, kể cả ở các quốc gia không bị ảnh hưởng mùa vụ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn