MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những vòng tròn khổng lồ quanh hố đen thuộc hệ thống nhị phân V404 Cygni cách Trái đất khoảng 7.800 năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Hố đen có những vòng tròn khổng lồ khác lạ bao quanh

Hải Anh LDO | 06/08/2021 18:53
Hố đen có những vòng tròn khổng lồ khác lạ bao quanh được các nhà thiên văn quan sát bằng đài quan sát tia X Chandra và Neil Gehrels Swift.

NASA đưa tin ngày 5.8, ảnh tia X về những vòng tròn khổng lồ quanh hố đen đã tiết lộ những thông tin mới về bụi trong Dải Ngân hà.

Hố đen có những vòng tròn khổng lồ thuộc hệ thống nhị phân V404 Cygni cách Trái đất khoảng 7.800 năm ánh sáng.

Hố đen này đang tích cực kéo vật chất ra khỏi ngôi sao đồng hành có khối lượng bằng một nửa Mặt trời để đưa những vật chất đó vào một đĩa xung quanh vật thể vô hình. Những vật chất này phát sáng dưới dạng tia X nên các nhà thiên văn gọi hệ thống này là "hệ nhị phân tia X".

Ngày 5.6.2015, đài thiên văn Neil Gehrels Swift phát hiện ra một vụ nổ tia X từ V404 Cygni. Vụ nổ tạo ra các vòng năng lượng cao từ hiện tượng tiếng dội ánh sáng. Ánh sáng dội lại quanh V404 Cygni được tạo ra khi một chùm tia X từ hệ thống hố đen phản chiếu lại những đám mây bụi giữa V404 Cygni và Trái đất. Bụi vũ trụ không giống như bụi ở Trái đất mà giống khói hơn và chứa các hạt rắn, nhỏ.

Trong bức ảnh tổng hợp mới là những tia X từ Chandra (xanh nhạt) được kết hợp với những ngôi sao trong phạm vi quan sát lấy từ dữ liệu quang học từ kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii.

Trong ảnh có 8 vòng tròn đồng tâm. Mỗi vòng được tạo ra từ các tia X từ vụ nổ V404 Cygni quan sát được năm 2015 phản chiếu các đám mây bụi khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 50 lần quan sát Swift được thực hiện năm 2015 trong khoảng thời gian từ ngày 30.6 đến ngày 25.8. Đài Chandra đã quan sát hệ thống vào ngày 11 và 25.7.

Những vòng khổng lồ này không chỉ cho các nhà thiên văn biết về hoạt động của hố đen mà còn về cảnh quan giữa V404 Cygni và Trái đất.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng những vòng này để thăm dò các đặc tính của những đám mây bụi. Nhóm nghiên cứu xác định rằng bụi rất có thể chứa hỗn hợp các hạt than chì và silicat.

Kết quả này có liên quan đến một phát hiện tương tự về hệ nhị phân tia X Circinus X-1 chứa một ngôi sao neutron chứ không phải một hố đen, được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn, số ra ngày 20.6.2015 của Sebastian Heinz, Đại học Wisconsin ở Madison.

Kết quả nghiên cứu về V404 Cygn cũng của nhà thiên văn học Sebastian Heinz dẫn dắt với sự tham gia của nhiều đồng tác giả khác được đăng trên Vật lý Thiên văn số ra ngày 1.7.2016.

This browser does not support the video element.

Những vòng tròn khổng lồ quanh hố đen thuộc hệ thống nhị phân V404 Cygni. Nguồn: Đài quan sát tia X Chandra


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn