MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thiên hà Centaurus A với hố đen ở tâm. Ảnh: Đại học bang Louisiana, ICRAR/Curtin

Hố đen vũ trụ phun trào rộng cỡ 16 Mặt trăng

Hải Anh LDO | 23/12/2021 11:00
Hình ảnh toàn diện nhất về phát xạ của hố đen siêu khối lượng đã được các nhà thiên văn học ghi lại. 

Phun trào hố đen vũ trụ xảy ra ở trung tâm thiên hà Centaurus A, cách Trái đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng. Centaurus A là thiên hà vô tuyến gần nhất với Dải Ngân hà - thiên hà chứa Trái đất.

Hố đen đã phóng ra vật chất với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, khiến các "bong bóng vô tuyến" phát triển trong hàng trăm triệu năm.

Khi nhìn từ Trái đất, vụ phun trào hố đen ở Centaurus A mở rộng 8 độ trên bầu trời, tương đương chiều dài của 16 Mặt trăng tròn xếp cạnh nhau.

Hình ảnh phun trào hố đen đã được chụp bằng kính thiên văn Murchison Widefield Array (MWA) ở vùng hẻo lánh Tây Australia.

Centaurus A là thiên hà hình elip khổng lồ cách Trái đất 12 triệu năm ánh sáng. Tại tâm thiên hà này có hố đen với khối lượng bằng 55 triệu Mặt trời. Ảnh: ICRAR/Curtin và Đại học bang Louisiana.

Nghiên cứu được công bố ngày 22.12 trên tạp chí Nature Astronomy.

Tác giả chính, Tiến sĩ Benjamin McKinley, Đại học Curtin, Australia, cho biết, bức ảnh tiết lộ những chi tiết mới ngoạn mục về sự phát xạ vô tuyến từ thiên hà.

“Những sóng vô tuyến này đến từ vật chất bị hút vào hố đen siêu khối lượng ở tâm thiên hà" - ông nói. 

Tác giả nghiên cứu cho biết thêm: "Các quan sát vô tuyến trước đây không thể xử lý độ sáng cực cao của các luồng tia và những chi tiết của khu vực lớn hơn xung quanh thiên hà bị bóp méo nhưng hình ảnh mới của chúng tôi đã khắc phục được những hạn chế này".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn