MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hố thiên thạch hình lưỡi liềm ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, được cho là hố va chạm thiên thạch lớn nhất trên Trái đất trong 100.000 năm. Ảnh: China Science

Hố thiên thạch lớn nhất Trái đất trong 100.000 năm

Hải Anh LDO | 07/08/2021 17:05
Hố thiên thạch hình lưỡi liềm ở Trung Quốc được cho là hố va chạm thiên thạch lớn nhất trên Trái đất trong 100.000 năm.

Phát hiện hố thiên thạch khổng lồ này được công bố trong một bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học Meteoritics & Planetary Science.

Nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Viện Địa hóa học Quảng Châu, Viện Khoa học Trung Quốc và các nhà khoa học Đại học Vienna, Áo là đồng tác giả.

Hố va chạm thiên thạch được gọi là hố Y Lan (Yilan Crater), cách trung tâm huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang, 19km về phía tây bắc. Hố thiên thạch Y Lan nằm ở khu vực đồi núi rìa đông nam của dãy núi Tiểu Hưng An Lĩnh, một trong những khu rừng được bảo tồn tốt nhất trong các khu vực ở Trung Quốc.

Hố thiên thạch Y Lan là một cấu trúc địa chất hình tròn, đường kính 1,85km và sâu 579m. Chỉ có 1/3 phía nam của vành miệng hố va chạm bị mất còn các vành khác đều được bảo quản tốt, với độ cao tối đa trên nền miệng hố va chạm hiện tại là 150m.

Cấu trúc là hố va chạm thiên thạch hình lưỡi liềm rất hiếm trên Trái đất, Chen Ming, nhà nghiên cứu từ Viện Địa hóa Quảng Châu, một trong số tác giả nghiên cứu, chia sẻ.

Tân Hoa Xã thông tin, Y Lan là hố va chạm thiên thạch lớn nhất trên Trái đất trong 100.000 năm. Hãng tin nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng, miệng hố va chạm đã lộ ra trong đá granit kỷ Jura sớm thuộc phức hợp đá granit Đại Cổ sinh- Đại Trung sinh trong khu vực.

Đến nay, Trung Quốc có 2 cấu trúc va chạm được xác nhận. Trước hố Y Lan là hố va chạm Tụ Nham (Xiuyan Crater) ở tỉnh Liêu Ninh, được xác nhận năm 2010. Hố va chạm này có đường kính 1.800m và sâu khoảng 150m.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn