MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hóa thạch độc, lạ nhất năm 2021: Cua bất tử tí hon, cá mập cánh đại bàng

Bảo Châu LDO | 31/12/2021 14:00

Trong năm 2021, các khoa học đã khám phá ra một loạt các hóa thạch động vật ''độc, lạ'' cực thú vị, từ kiến nhiễm ký sinh trùng trong hổ phách cho tới cua tí hon và cá mập.

1. Kiến nhiễm ký sinh trùng trong hổ phách

Cận cảnh nấm ký sinh trong cơ thể kiến 50 triệu năm trước, một trong những hóa thạch nổi bật của năm 2021. Ảnh: Oregon State University 

Vào tháng 6, các nhà khoa học đã xác định được một loài nấm ký sinh mới đã tuyệt chủng mọc ra từ trực tràng của một con kiến 50 triệu năm tuổi, tất cả đều được bảo quản hoàn hảo trong lớp hổ phách.

Loài nấm có tên là Allocordyceps baltic, thuộc chi nấm ký sinh hiện đại Ophiocordyceps, nhưng nó có các giai đoạn phát triển chưa từng được ghi nhận. Loài kiến mắc kẹt trong hổ phách là kiến thợ mộc thuộc giống Camponotus, chúng là vật chủ phổ biến của Ophiocordyceps.

2. Mực bị giết giữa bữa ăn

Minh họa cảnh mực bị cá mập tấn công ngay giữa bữa ăn. Ảnh: Zurich's Palaeontological Museum

Một nghiên cứu của Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học Zurich được công bố vào tháng 4 mô tả một hóa thạch đáng kinh ngạc từ kỷ Jura, cho thấy một sinh vật giống mực có 10 xúc tu, được gọi là belemnite, trong miệng vẫn đang ngậm một con mồi giáp xác. Ngạc nhiên hơn nữa, các vết cắn trên thân của belemnite cho thấy cùng lúc đó nó cũng đang bị ăn thịt bởi một con cá mập.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các sinh vật quấn vào nhau đã chìm xuống đáy biển khoảng 180 triệu năm trước, nơi chúng cùng nhau hóa thạch ở vùng đất ngày nay là Đức. Hóa thạch này là một trong 10 hóa thạch belemnite duy nhất từng được phát hiện. 

3. Bộ não loài nhện cổ đại

Hóa thạch não nhện cổ đại. Ảnh: the University of New England

Vào tháng 7, các nhà cổ sinh vật học tại Đại học New England ở Maine, Mỹ, công bố phát hiện của họ về bộ não hóa thạch hiếm hoi của một loài cua móng ngựa đã tuyệt chủng (thực ra là động vật thuộc lớp nhện, không phải loài giáp xác) được tìm thấy tại Mazon Creek ở Illinois. Hóa thạch não được cho là khoảng 310 triệu năm tuổi, khiến nó trở thành một trong những hóa thạch lâu đời nhất từng được phát hiện.

4. Hóa thạch hình cầu 1 tỉ năm tuổi -  sự sống đa bào lâu đời nhất trên Trái đất

Hóa thạch hình cầu brasieri có thể là sự sống đa bào lâu đời nhất được biết đến trên Trái đất. Ảnh: Paul Strother/Đại học Boston 

Vào tháng 4, các nhà nghiên cứu báo cáo đã phát hiện ra hóa thạch hình quả cầu của các sinh vật đa bào được cho là khoảng một tỉ năm tuổi. Hóa thạch này được coi là một "mắt xích còn thiếu" trong chương sớm nhất của sự sống trên Trái đất, thu hẹp khoảng cách giữa những sinh vật sống đầu tiên - sinh vật đơn bào - và sự sống đa bào phức tạp hơn.

Các khối tế bào hóa thạch cực nhỏ, được các nhà khoa học đặt tên là Bicellum brasieri, được tìm thấy trong trầm tích từ đáy của nơi từng là một hồ nước ở tây bắc Scotland, bảo quản đặc biệt tốt ở dạng 3D. 

5. Phổi cá hóa thạch

Một sơ đồ cho thấy vị trí của lá phổi hóa thạch. Ảnh: Đại học Portsmouth

Vào tháng 2, các nhà khoa học thông báo họ đã phát hiện ra một loài cá vây tay cổ đại mới đã tuyệt chủng dựa trên một lá phổi hóa thạch 66 triệu năm tuổi.

Hóa thạch độc nhất vô nhị được phát hiện ở Maroc cùng với một số xương của một loài khủng long. Loài mới này là loài cá vây tay lớn nhất từng được phát hiện và được tìm thấy ở một khu vực chưa từng được tìm thấy trước đây. Tổn thương trên lá phổi cho thấy nó có thể đã bị giết bởi plesiosaur hoặc mosasaur, hai trong số những động vật ăn thịt lớn nhất ở đại dương vào thời điểm đó.

6. Tê giác không sừng khổng lồ

Hình vẽ minh họa tê giác không sừng khổng lồ. Ảnh: the Institute of Vertebrate Paleontology and Paleoanthropology

Vào tháng 6, các nhà nghiên cứu tiết lộ họ đã phát hiện ra bộ xương của một con tê giác không sừng khổng lồ 26,5 triệu năm tuổi ở Trung Quốc. Tê giác có tên là Paraceratherium linxiaense, dài 8m với chiều cao vai là 5m và nặng tới 24 tấn, tương đương với bốn con voi Châu Phi. Nó coi là một trong những loài động vật có vú lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất.

Hộp sọ và xương hàm cho thấy P. linxiaense có một cái đầu khổng lồ, dài 1,1m và một cái thân nhỏ, giống như của một con heo vòi ngày nay.

7. Cua 'bất tử' tí hon

Hóa thạch cua 100 triệu năm trước mắc kẹt trong hổ phách là mẫu vật lâu đời và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay. Ảnh: China University of Geosciences

Theo kết quả sau nhiều năm nghiên cứu về mẫu vật vừa được công bố ngày 20.10 trên tạp chí Science Advances, loài cua tí hon trong miếng hổ phách được đặt tên là Cretapsara athanata, nghĩa là "linh hồn bất tử của mây và nước trong kỷ Phấn trắng". Nó là một trong những ví dụ sớm nhất về loài cua chiếm giữ môi trường sống nước ngọt và có thể là "mối liên hệ còn thiếu" giữa cua nước ngọt và nước mặn. 

8. Gia đình xác ướp nhện

Nhện mẹ và túi trứng của nó bao bọc trong khối hổ phách. Ảnh: Proceeding of the Royal Society B

Vào tháng 9, một nghiên cứu mới đã tiết lộ những con nhện thuộc họ Lagonomegopidae hiện đã tuyệt chủng được bọc trong 4 khối hổ phách. Ba trong số các khối chứa những con nhện nhỏ bé mới nở, nhưng một khối đặc biệt còn lại chứa một con nhện cái với một bọc đầy trứng. Nó được cho là ví dụ lâu đời nhất về việc chăm sóc con ở loài nhện .

Mảnh hổ phách chứa mẹ nhện cho thấy rõ ràng nó đang cúi mình ôm trứng trong tư thế bảo vệ. Ba khối hổ phách kia chứa tổng cộng 84 con nhện con mới nở.

9. Động vật chân đầu mới

Hóa thạch động vật chân đầu mới. Ảnh: Communication Biology

Vào tháng 3, các nhà khoa học đã mô tả một loài động vật chân đầu mới có cơ thể dạng hình thoi là loài cổ nhất từng được phát hiện. Động vật chân đầu thông thường bao gồm một nhóm các loài như bạch tuộc, mực ống, mực nang và ốc Anh vũ.

Các hóa thạch có niên đại từ đầu kỷ Cambri và khoảng 522 triệu năm tuổi, trẻ hơn 30 triệu năm so với kỷ lục trước thuộc về một loài động vật chân đầu lâu đời nhất.

Cá mập đại bàng 'có cánh'

Hình minh họa cá mập có cánh như đại bàng. Ảnh:  the National Center for Scientific Research 

Vào tháng 3, một nghiên cứu ở Pháp đã tiết lộ một con cá mập kỳ dị có vây giống cánh và cái miệng rộng từng dạo chơi ở vùng biển mà ngày nay là Mexico khoảng 93 triệu năm trước. 

Loài cá mập kỳ quặc, được đặt tên là Aquilolamna milarcae, trông giống như một con lai giữa cá mập mà chúng ta thấy ngày nay và cá đuối bay. Nó nuốt chửng những sinh vật phù du nhỏ xíu trong. 

Con cá mập có cánh này không giống bất kỳ con cá mập nào còn sống ngày nay với sải cánh 1,9m và tổng chiều dài cơ thể khoảng 1,65m.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn