MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa về Bong bóng Cục bộ. Ảnh: Leah Hustak (STScI)

Khám phá kỳ thú về bong bóng bí ẩn bao bọc Hệ Mặt trời

Nguyễn Hạnh LDO | 13/01/2022 14:56
Trong nhiều thập kỷ, các nhà thiên văn đã biết Hệ Mặt trời nằm trong cái gọi là "Bong bóng Cục bộ". Tuy nhiên, mọi thứ từ kích thước và hình dạng chính xác đến nguồn gốc và sự tiến hóa của nó vẫn là bí ẩn. Một nghiên cứu đã hé lộ thông tin thú vị về bong bóng vũ trụ này.

Bong bóng Cục bộ - một khoảng trống khổng lồ rộng 1.000 năm ánh sáng - được các nhà thiên văn học phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1970, sau khi nhận ra rằng không có ngôi sao nào hình thành bên trong vùng trong khoảng 14 triệu năm. 

Các ngôi sao bên trong bong bóng hoặc tồn tại trước khi bong bóng được tạo ra hoặc hình thành bên ngoài khoảng không và sau đó xâm nhập vào. Mặt trời là một trong những kẻ xâm phạm như vậy. Thiết lập này gợi ý rằng, một số siêu tân tinh là nguyên nhân gây ra khoảng trống này. 

Các nhà nghiên cứu cho hay, những vụ nổ sao đó sẽ làm nổ tung các vật chất cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới, chẳng hạn như khí hydro, đến rìa của một khu vực khổng lồ trong không gian, kết quả là tạo ra Bong bóng Cục bộ được bao quanh bởi một loạt các ngôi sao trẻ.

Trong nghiên cứu mới được công bố trực tuyến ngày 12.1 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã lập bản đồ chính xác các vùng hình thành sao xung quanh Bong bóng Cục bộ và bằng cách đó, tính toán tốc độ mở rộng của siêu bong bóng. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu tìm ra chính xác số lượng siêu tân tinh cần thiết để tạo ra khoảng trống vũ trụ khổng lồ và hiểu rõ hơn cách các vùng hình thành sao được tạo ra trên Dải Ngân hà. 

Bong bóng Cục bộ không phải là hình cầu đồng nhất vì nó không được hình thành bởi một vụ nổ duy nhất. Thay vào đó, nó giống một đốm màu sần được tạo ra bởi nhiều siêu tân tinh. 

Các vụ nổ siêu tân tinh mạnh mẽ gây ra một làn sóng xung kích mở rộng, cuốn các đám mây khí và bụi giữa các vì sao thành một lớp vỏ dày đặc - hiện tạo thành bề mặt của Bong bóng Cục bộ. Sóng xung kích tiếp tục đẩy bề mặt ra ngoài, làm bong bóng nở ra, nhà nghiên cứu chính Catherine Zucker - một thành viên của NASA - nói với Live Science.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu được từ đài quan sát không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để tạo bản đồ 3D về bề mặt Bong bóng Cục bộ và tính toán quỹ đạo của 7 vùng hình thành sao chính tạo nên "lớp da" của bong bóng. Các quan sát cũng cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem khoảng trống vũ trụ đang mở rộng nhanh như thế nào, hiện vào khoảng 6,4 km/s.

Họ phát hiện, cần có khoảng 15 siêu tân tinh để cung cấp năng lượng cho quá trình giãn nở của lớp vỏ.

Sự mở rộng của Bong bóng Cục bộ còn được cho là đang chậm lại và cuối cùng sẽ biến mất sau khi đạt đến kích thước tối đa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn