MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình minh họa về vụ va chạm khổng lồ giữa Theia và Trái đất, đặt cạnh Trái đất và Mặt trăng ngày nay. Ảnh: Adam Connell/LLNL

Khám phá sửng sốt nguồn gốc nước trên Trái đất

Nguyễn Hạnh LDO | 18/02/2022 09:35
Một nghiên cứu mới cho thấy, nước mà Trái đất có được có thể đã ở đây kể từ khi hành tinh hình thành.

Các nhà khoa học từ lâu đã tranh luận về việc làm thế nào Trái đất sở hữu nguồn nước mà nó có. Tác giả chính của nghiên cứu Lars Borg - một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California (Mỹ) - nói với Space.com, có hai kịch bản chính có thể từng xảy ra và cả hai đều liên quan đến các tác động vũ trụ cổ xưa. Trong đó, nổi tiếng nhất là ​​sự va chạm của tiền Trái đất với một tảng đá cỡ sao Hỏa có tên là Theia, đã giúp sinh ra Mặt trăng.

Trong kịch bản đầu tiên, Trái đất được sinh ra ở dạng khô và thừa hưởng nước thông qua việc bổ sung vật chất từ ​​các vật thể giàu nước như sao chổi và thiên thạch nguyên thủy.

Trong kịch bản thứ hai, Trái đất hình thành với sự phong phú về nguyên tố dễ bay hơi, nhưng mất đi phần lớn trong vụ va chạm khổng lồ hình thành Mặt trăng.

Nghiên cứu mới đã phân tích đá Mặt trăng do chương trình Apollo mang đến Trái đất và có thể làm sáng tỏ những ngày đầu tiên của hành tinh chúng ta. Mặc dù nước bao phủ hơn 70% bề mặt Trái đất, nhưng nhìn chung, hành tinh của chúng ta thực sự tương đối nghèo nước và các phân tử dễ bay hơi khác so với hầu hết các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời, Lars Borg nói.

Sau khi phân tích, Lars Borg cho biết: "Công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Trái đất và Mặt trăng hình thành với cùng một lượng nguyên tố dễ bay hơi như ngày nay. Điều này không có nghĩa là không có nước được thêm vào Trái đất bởi các sao chổi và thiên thạch, mà chỉ đơn giản là phần lớn nước được thừa hưởng từ các vật chất hình thành nên Trái đất và Mặt trăng".

Những phát hiện này cho thấy, cả Theia và tiền Trái đất đều bị cạn kiệt mạnh mẽ các hợp chất dễ bay hơi trước vụ va chạm lớn. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy cả hai thiên thể đều hình thành tương đối muộn trong lịch sử của Hệ Mặt trời, sau 4,45 tỉ năm trước, khi sức nóng của Mặt trời trẻ nung chảy nhiều chất bay hơi ra khỏi các thiên thể này.

Những phát hiện này cũng có thể giúp giải thích những bí ẩn khác liên quan đến nguồn gốc của Trái đất và Mặt trăng, cũng như giúp các nhà nghiên cứu mô hình hóa tốt hơn tác động khổng lồ đã giúp tạo ra Trái đất và Mặt trăng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn