MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhà khảo cổ Trung Quốc đang lấy các cổ vật bằng ngà voi ở di chỉ Tam Tinh Đôi, Tứ Xuyên. Ảnh minh họa. Ảnh: Tân Hoa Xã

Khảo cổ Trung Quốc phát hiện tàn tích cấu trúc 4.500 năm tuổi hiếm có

Thanh Hà LDO | 08/06/2021 12:56

Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện tàn tích của cabin bùn-tre 4.500 tuổi.

Các nhà khảo cổ ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc công bố ngày 7.6 về phát hiện 6 mảnh vụn tre đã carbon hóa, được cho là một phần của cabin bằng bùn-tre có niên đại 4.500 năm, Tân Hoa Xã đưa tin.

Theo Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Văn vật Thành Đô, tàn tích vừa phát hiện thuộc loại lâu đời nhất được tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại ở đồng bằng Thành Đô. Tàn tích được khai quật tại thành cổ Bảo Đôn ở Thành Đô.

Ở Trung Quốc cổ đại, phong cách xây dựng bằng bùn-tre là một hình thức xây dựng lâu đời ở một số khu vực. Tuy nhiên, việc xây dựng bằng bùn-tre chưa từng được xác nhận tồn tại ở đồng bằng Thành Đô vào thời kỳ sơ khai tương tự.

“Khám phá đã trực tiếp chứng minh sự tồn tại của bức tường bùn-tre" - Tang Miao, phó lãnh đạo dự án Bảo Đôn của viện nghiên cứu chia sẻ.

Hàng chục nghìn mảnh gốm cũng đã được khai quật tại khu vực này, cùng với hàng chục mảnh đồ đá và những tàn tích của đồng lúa.

Di chỉ Bảo Đôn là tàn tích lớn nhất và sớm nhất được tìm thấy cho đến nay của một cổ trấn thời tiền sử ở thượng nguồn sông Dương Tử. Cổ trấn là nơi định cư sớm nhất của con người trên đồng bằng Thành Đô, cũng như là nơi khai sinh ra nền văn minh trồng lúa ở đồng bằng này.

Theo Tân Hoa Xã, các tàn tích ở Bảo Đôn cũng đã cung cấp thông tin quan trọng cho nghiên cứu về nguồn gốc của nền văn minh Tam Tinh Đôi.

Di chỉ Tam Tinh Đôi của Trung Quốc được coi là một trong những phát hiện khảo cổ học vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Di chỉ khảo cổ ở Tứ Xuyên được cho là tàn tích của nhà Thục, có niên đại ít nhất 4.800 năm và tồn tại hơn 2.000 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn