MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Điển hình của biến đổi khí hậu tại châu Âu là vụ cháy rừng ở Hy Lạp vào năm 2023. Ảnh: Xinhua

Khó khăn cho mục tiêu trở thành lục địa xanh đầu tiên của châu Âu

Ngọc Thiện LDO | 15/03/2024 14:40

Mục tiêu cắt giảm 90% lượng khí thải nhà kính vào năm 2040 của EU là một phần trong mục tiêu của Ủy ban châu Âu nhằm trở thành lục địa trung hòa về khí hậu đầu tiên trên thế giới. Theo đề xuất mới, EU có kế hoạch giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch ít hơn 80% trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2040.

Theo đó, khối lượng khí thải từ khí đốt (bao gồm carbon) từ EU sẽ phải ít hơn 90% vào năm 2040 so với năm 1990. Cơ quan Môi trường châu Âu thống kê, trong ba thập kỷ từ năm 1990 đến 2021, 27 quốc gia thành viên EU đã cắt giảm được 30% lượng khí thải.

Ông Wopke Hoekstra - Ủy viên Ủy ban Khí hậu EU - cho biết: Mục tiêu này đã gửi một thông điệp tới thế giới rằng châu Âu “tiếp tục dẫn đầu” về hành động vì khí hậu. “Giải quyết khủng hoảng khí hậu là một cuộc chạy marathon chứ không phải chạy nước rút. Chúng tôi cần đảm bảo tất cả đều vượt qua vạch đích và không ai bị bỏ lại phía sau” - ông Wopke Hoekstra nói.

EU đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng trong những năm gần đây bằng cách xây dựng các nguồn điện sạch như tua-bin gió và tấm pin mặt trời với tốc độ nhanh hơn. Theo đề xuất mới, Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch sử dụng nhiên liệu hóa thạch ít hơn 80% trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2040 so với năm 2021. Song, tiến độ trong lĩnh vực thực phẩm và vận tải vẫn còn khiêm tốn.

Ông Pieter de Pous - một chuyên gia về chính sách tự nhiên tại tổ chức nghiên cứu khí hậu E3G - nhận định, việc duy trì quyền miễn trừ trong lĩnh vực nông nghiệp đã “đặt ra một tiền lệ đáng lo ngại khi các cuộc đàm phán về tham vọng khí hậu bắt đầu”.

Mục tiêu năm 2040 được công bố tại quốc hội Ủy ban châu Âu cùng với chiến lược mới để thu giữ carbon. Ủy ban trước đây đã đề xuất mục tiêu thu giữ 50 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm 2030, đồng thời muốn mục tiêu đó tăng lên 280 triệu tấn vào năm 2040. Đến lúc đó, Ủy ban đề xuất EU nên thải ra ít hơn 850 megaton CO2e và loại bỏ tới 400 megaton từ đất đai và công nghiệp.

Ủy viên Ủy ban năng lượng EU Kadri Simon đánh giá, năng lượng tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng vẫn là “trung tâm” của quá trình cân bằng khí hậu. Dù vậy, việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 cũng cần xét đến việc sử dụng công nghệ để quản lý carbon.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn