MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cảnh sát giúp trẻ em thoát khỏi tòa nhà quốc hội bị tấn công. Ảnh: EPA

Khủng bố ở Iran, tại sao?

HẠ LANG LDO | 10/06/2017 09:41
Hai vụ khủng bố vừa rồi đã làm cho Iran không còn được như lâu nay nữa. Ở khu vực mà chiến tranh và khủng bố, bạo lực và đối đầu ngoại giao dai dẳng từ nhiều năm nay như vùng Vịnh, Iran không là mục tiêu bị tấn công khủng bố với tần số thường xuyên và quy mô lớn như nhiều nước khác. Cho tới bây giờ.

Khủng bố ở Iran liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vốn đã bị Iran tuyên chiến, đến mối quan hệ đầy thù địch giữa nước này và một số nước khác ở khu vực, đặc biệt giữa Iran và Saudi Arabia mà ở phía sau là giữa dòng Shia và dòng Sunni của người theo đạo Hồi, đến liên minh giữa Mỹ và đồng minh trong khu vực đối phó Iran.

Khủng bố xảy ra ở Iran bởi cả IS lẫn những phần tử hay tổ chức người Sunni cực đoan tận dụng bối cảnh tình hình mới về chính trị và an ninh ở khu vực để tiến hành khủng bố nhằm vào Iran.

Phe này muốn có được trước hết tác động chính trị và tâm lý của khủng bố. IS càng bị đẩy lùi và suy yếu ở Iraq và Syria thì càng tìm cách đưa khủng bố ra bên ngoài Iraq và Syria, như đưa khủng bố đến Châu Âu và giờ đến Iran. Bằng những vụ khủng bố mới rồi, IS và những phần tử Hồi giáo cực đoan chọn tấn công khủng bố vào nơi được coi là tương đối yên bình trước khủng bố để chứng tỏ vẫn còn khả năng và tiềm lực, để trấn an tinh thần đội ngũ sau những thất bại ở Iraq và Syria, đồng thời để trả đũa Iran đã cùng với Nga tiến hành chiến tranh chống IS ở Syria.

Những phần tử người Sunni cực đoan chống Iran vì Iran tự nhận về vai trò lãnh đạo, đại diện và bảo hộ lợi ích của người Shia. Người Shia chỉ là thiểu số trong thế giới Hồi giáo nhưng lại là đa số ở Iran. Phe này hiện có được điều kiện thuận lợi để gia tăng hoạt động khủng bố nhằm vào Iran vì Saudi Arabia được Mỹ ủng hộ và vũ trang ồ ạt để mạnh dạn đi đầu trong cuộc đối địch với Iran. Chống Iran chẳng phải là một trong những mục đích mà Saudi Arabia theo đuổi khi cùng với một số đồng minh cắt quan hệ ngoại giao với Qatar và cô lập vương quốc nhỏ này ở vùng Vịnh hay sao? Hai bên càng bất hoà thì càng chỉ làm lợi cho IS và những phần tử cực đoan, càng không thể có được tác dụng cộng hưởng của việc chống khủng bố.

Một nguyên do nữa là hiệu quả của việc đảm bảo an ninh nội địa. Không chỉ ở Iran mà ở đâu cũng thế, một khi để khủng bố xảy ra thì rõ ràng việc đảm bảo an ninh nội địa chưa được hoàn hảo.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao xung quanh Qatar và khủng bố ở Iran làm cho tình hình chính trị an ninh ở khu vực vùng Vịnh thêm phức tạp và bạo lực.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn