MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh ESA mới công bố về thiên hà NGC 6984 và vụ nổ sao đôi hiếm gặp. Ảnh: ESA/ Hubble & NASA

Kính thiên văn Hubble tìm kiếm dấu vết của vụ nổ sao đôi hiếm gặp

Bảo Châu LDO | 03/11/2021 09:06
Dấu vết về vụ nổ sao đôi cực kỳ hiếm gặp đang được các nhà thiên văn học Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) tìm kiếm.

Các vụ nổ sao xảy ra rất hỗn độn và khó đoán nhưng hai siêu tân tinh liên tiếp trong cùng một thiên hà nhất định sẽ để lại dấu vết.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) hôm 1.11 đã công bố hình ảnh ấn tượng về hiện tượng này. Hình ảnh do Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi lại cho thấy các cánh tay xoáy của thiên hà chứa đầy các ngôi sao và các vùng hình thành sao.

Thông tin công bố không nêu rõ dữ liệu hình ảnh mới được thu thập vào thời gian nào nhưng ESA lưu ý rằng các quan sát được đưa ra sau khi các nhà thiên văn học nhận thấy một siêu tân tinh kép cực kỳ hiếm trong thiên hà này.

Hiện tượng siêu tân tinh xảy ra khi một ngôi sao có kích thước tương đối lớn bị hết nhiên liệu và phát nổ, phóng phần lớn vật chất ra xung quanh.

Các quan chức của ESA viết trong tuyên bố: "Việc phát hiện ra hai siêu tân tinh ở cùng một thời điểm và vị trí (mang tính tương đối về mặt thiên văn học) đã thúc đẩy suy đoán của các nhà thiên văn rằng hai siêu tân tinh có thể có liên hệ vật lý" .

Vì vậy, các nhà thiên văn đã sử dụng Máy ảnh Trường rộng 3 của kính Hubble để quan sát thiên hà thông qua bước sóng quang học và hồng ngoại của ánh sáng, xem xét sự trùng hợp kỳ lạ.

Thiên hà NGC 6984 nằm trong chòm sao Indus và cách Trái đất khoảng 200 triệu năm ánh sáng, theo nội dung tuyên bố.

ESA lưu ý, trước đây, Hubble đã từng quan sát thiên hà này vào năm 2013 nên các quan sát mới cũng có thể được ghép nối với dữ liệu lưu trữ. Hình ảnh mới do ESA phát hành đại diện cho sự kết hợp của cả dữ liệu cũ và mới.

Tuy nhiên, kính Hubble hiện đang gặp một chút trục trặc và không thể quan sát bất cứ thứ gì. Các thiết bị khoa học của kính thiên văn này đã chuyển sang chế độ an toàn vào ngày 25.10 và nhân viên đang tìm cách khắc phục sự cố.

"Các hoạt động quan sát khoa học đã tạm thời bị đình chỉ trong khi chờ khắc phục sự cố" - nhóm Hubble thông báo trên Twitter hôm 26.10.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn