MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mỗi điểm sáng trong bức ảnh toàn thể bầu trời đầu tiên của eRosita này là hố đen hoặc một ngôi sao neutron. Ảnh: eRosita

Kính viễn vọng Đức hé lộ kinh ngạc 3 triệu vật thể mới về hố đen

Song Minh LDO | 28/07/2021 15:59
Kính viễn vọng không gian tia X của Đức chụp được bản đồ đầy đủ nhất về các hố đen từ trước đến nay.

Kính viễn vọng không gian eROSITA đang tạo ra bản đồ chi tiết nhất về các hố đen và sao neutron trên khắp vũ trụ, tiết lộ hơn 3 triệu vật thể mới được tìm thấy trong vòng chưa đầy 2 năm.

Theo Space.com, eROSITA - ra mắt vào năm 2019 - là kính viễn vọng tia X đặt trong không gian đầu tiên có khả năng chụp ảnh toàn bộ bầu trời. Nó là công cụ chính trong sứ mệnh Spectrum-Roentgen-Gamma của Nga-Đức, nằm trong khu vực được gọi là điểm Lagrange 2, một trong năm điểm ổn định xung quanh hệ Mặt trời - Trái đất, nơi lực hấp dẫn của hai thiên thể cân bằng.

Từ vị trí thuận lợi này, eROSITA có một cái nhìn rõ ràng về vũ trụ và chụp ảnh bằng các công cụ phát hiện tia X mạnh mẽ của nó.

Tháng trước, nhóm nghiên cứu đứng sau eROSITA - do các nhà khoa học từ Viện Vật lý Ngoài Trái đất Max Planck ở Đức dẫn đầu - đã phát hành loạt dữ liệu đầu tiên mà công cụ thu được cho cộng đồng khoa học.

Kính viễn vọng đem đến những khám phá thú vị, bao gồm cả những khám phá về bong bóng tia X khổng lồ phát ra từ trung tâm của Dải Ngân hà. Với bản phát hành khoa học công khai đầu tiên, eROSITA đã sẵn sàng làm sáng tỏ một số bí ẩn vũ trụ lâu đời bao gồm sự phân bố của năng lượng tối khó nắm bắt trong vũ trụ - nhà khoa học cấp cao của sứ mệnh Andrea Merloni nói với Space.com.

Ông Merloni cho biết: “Lần đầu tiên, chúng tôi có một kính thiên văn tia X có thể được sử dụng theo những cách rất giống với kính thiên văn quang học trường lớn mà chúng ta sử dụng ngày nay. Với eROSITA, chúng tôi quan sát toàn bộ bầu trời rất hiệu quả và có thể nghiên cứu các cấu trúc quy mô lớn, chẳng hạn như toàn bộ Dải Ngân hà".

eROSITA bắt đầu chụp những hình ảnh đầu tiên vào tháng 10 năm 2019. Kể từ đó, nó đã hoàn thành ba cuộc khảo sát bầu trời, bản đồ bầu trời phản ánh sự phân bố của các nguồn bức xạ tia X trong vũ trụ.

Dữ liệu này vẫn chưa được công bố rộng rãi cho công chúng khoa học nhưng Merloni cho biết các danh mục chứa thông tin về 3 triệu nguồn bức xạ tia X gồm hố đen, sao neutron và các cụm thiên hà. Khoảng 77% các nguồn đó là các hố đen xa xôi trong các thiên hà khác, 20% là các sao neutron, các ngôi sao và các hố đen trong Dải Ngân hà. 3% còn lại là các cụm thiên hà.

Merloni nói: “Trong 50 năm thiên văn học tia X cho đến eROSITA, nếu tính tổng tất cả các nguồn (tia X) được tất cả các sứ mệnh phát hiện, thì có khoảng 1 triệu. Chúng tôi đã phát hiện ra nhiều hơn 3 lần so với những gì được biết trước đây, mặc dù một số trong số đó vẫn còn phải được xác thực".

This browser does not support the video element.

Kính thiên văn Chandra quan sát trung tâm thiên hà. Video: Galatic Center

Ông Merloni cho biết thêm, khác với những vật thể được các kính thiên văn như Chandra và XMM-Newton phát hiện, các hố đen, cụm và sao neutron mới được eROSITA tìm thấy phân bố đều trên bầu trời.

Cũng giống như Gaia cho phép các nhà khoa học chuyển từ nghiên cứu các ngôi sao riêng lẻ sang hình ảnh hoá các chuyển động và động lực học bên trong thiên hà (và tạo ra những bước nhảy vọt trong hiểu biết về sự tiến hóa của nó), eROSITA cũng được kỳ vọng sẽ mở ra những khả năng hoàn toàn mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn