MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh thiên hà xoắn ốc Mrk (Markarian) 1337 do kính viễn vọng Hubble chụp lại. Ảnh: NASA

Kính viễn vọng Hubble chụp được thiên hà xoắn ốc cho nhiệm vụ đặc biệt

Phương Linh LDO | 07/12/2021 10:22

Kính viễn vọng Hubble của NASA đã chụp được một thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp trong một nhiệm vụ lớn hơn để lập biểu đồ tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Space.com đưa tin, hình ảnh mới về thiên hà xoắn ốc Mrk (Markarian) 1337 cho thấy những ngôi sao lấp lánh của nó đang tỏa sáng cách Trái đất khoảng 120 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Xử Nữ.

Nghiên cứu những kiểu thiên hà xa xôi như thế này giúp các nhà thiên văn có thêm bối cảnh về cấu trúc Dải Ngân Hà của chúng ta, đặc biệt nếu chúng cùng chủng loại. 

Đại diện Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho biết trong một tuyên bố về hình ảnh thu được: "Mrk 1337 là một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn yếu, với các nhánh xoắn ốc tỏa ra từ trung tâm gồm toàn khí và các ngôi sao".

Nói rộng hơn, hình ảnh này là một phần của chiến dịch tìm hiểu xem vũ trụ đang giãn nở nhanh như thế nào. Nỗ lực này do Giáo sư vật lý và thiên văn Adam Riess tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ dẫn dắt. Ông cùng 2 nhà khoa học khác đã từng được nhận giải Nobel Vật lý năm 2011 cho phát hiện về vũ trụ đang giãn nở với tốc độ ngày càng gia tăng.

Giáo sư Riess hy vọng sẽ tính toán lại tốc độ giãn nở của vũ trụ vì nó đang diễn ra nhanh hơn dự kiến. Quay trở lại năm 2019, chúng ta có thể cần tính toán vật lý mới để giải quyết vấn đề thực tế đang quan sát được so với các mô hình dự đoán.

Trong một tuyên bố vào thời điểm đó, giáo sư cho hay: “Sự chênh lệch này ngày càng gia tăng và hiện đã đến mức không thể bỏ qua như một sai số''.

Gần đây hơn, ông bổ sung thêm quan điểm rằng những tranh cãi về tốc độ giãn nở của vũ trụ - còn gọi là hằng số Hubble -  buộc chúng ta phải tìm hiểu về năng lượng tối, vật chất tối và bức xạ tối, tất cả những lực vô hình ảnh hưởng đến tốc độ giãn nở.

Một cách để đo hằng số là lập biểu đồ tốc độ giãn nở giữa các vật thể lớn như thiên hà trong vũ trụ. Do đó, các nhà thiên văn học lại một lần nữa quay lại trở lại với kính viễn vọng Hubble trong nỗ lực xem xét, tính toán lại tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chật vật trong vài tuần để khôi phục sau sự cố đồng bộ hóa ngày 23.10, và còn rất nhiều dữ liệu như vậy cần xử lý trước khi các kỹ sư đưa thiết bị hoạt động trực tuyến trở lại.

Kính Hubble được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990 và được các phi hành gia sữa chữa lần cuối vào năm 2009, ngay trước khi tàu con thoi của NASA nghỉ hưu vào năm 2011. Kể từ đó kính thiên văn không còn có thể tiếp cận được.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn