MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chiton có màu nâu đỏ và hình dạng hơi giống một chiếc bánh mì. Ảnh: Đại học Northwestern

Lần đầu tìm thấy khoáng chất hiếm trong răng một loài nhuyễn thể

Nguyễn Hạnh LDO | 01/06/2021 09:44
Lần đầu tiên người ta phát hiện ra một khoáng chất sắt hiếm trong răng của một sinh vật sống.

Theo CNN, các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern ở Mỹ đã tìm thấy santabarbaraite trong răng của một loài động vật thân mềm lớn, được gọi là Gumbot chiton hay Cryptochiton stelleri.

Loài nhuyễn thể này có màu nâu đỏ và hình dạng hơi giống một chiếc bánh mì. Nó sống dọc theo bờ biển đầy đá và có thể dài tới 36cm, nặng 2kg.

Các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy khoáng chất sắt trong răng của một loài nhuyễn thể, vì trước đây nó chỉ được tìm thấy trong đá.

Derk Joester - tác giả nghiên cứu cao cấp kiêm phó giáo sư khoa học - cho biết: "Khoáng chất này chỉ được quan sát thấy trong các mẫu vật địa chất với số lượng rất nhỏ và chưa bao giờ được nhìn thấy trong bối cảnh sinh học".

Hình ảnh này cho thấy quá trình phát triển của một radula ở chiton. Ảnh: Đại học Northwestern

Chiton cần những chiếc răng cứng cáp vì chúng nhai đá để loại bỏ tảo và các chất thực phẩm khác. Răng của chúng là một trong những vật liệu cứng nhất trong tự nhiên và được gắn vào một bộ phận linh hoạt giống như lưỡi, gọi là radula.

Nghiên cứu mới đang giúp các nhà khoa học hiểu được cách răng chiton có thể tồn tại trong tình trạng hao mòn do nhu cầu ăn uống của chúng. Điều này cho phép họ phát triển một loại mực in 3D, khi mực khô có thể tạo ra vật liệu siêu cứng và bền.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn