MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngôi làng ở Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Xinhua

Liên Hợp Quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững bị đe doạ

Thanh Hà LDO | 12/07/2023 14:19

Những mục tiêu thế giới đặt ra nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện khả năng tiếp cận nước uống và hướng tới phát triển bền vững cho toàn nhân loại đang bị đe doạ, Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Năm 2015, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thông qua 17 mục tiêu nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, bền vững hơn cho toàn cầu vào cuối thập kỷ này.

“Nhưng đến nửa sau năm 2030, cam kết đó đang bị đe doạ”, báo cáo đánh giá các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 lưu ý. Theo báo cáo, hơn một nửa thế giới có khả năng bị bỏ lại phía sau.

Các chuyên gia đã đánh giá, 140 lĩnh vực mục tiêu được thiết lập theo các Mục tiêu Phát triển Bền vững, từ khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đến chống bất bình đẳng, cân bằng khả năng tiếp cận năng lượng, kể từ năm 2015, có hơn 30% mục tiêu không ghi nhận tiến triển nào hoặc thậm chí còn thụt lùi. Khoảng một nửa mục tiêu trong số đó đổi hướng vừa phải hoặc nghiêm trọng so với quỹ đạo mong muốn.

Ví dụ, xu hướng giảm tỉ lệ nghèo cùng cực (tức những người sống dưới mức 2,15 USD/ngày) đã chấm dứt khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Với tốc độ hiện tại, 575 triệu người, hầu hết ở châu Phi cận Sahara, vẫn sẽ sống trong điều kiện nghèo cùng cực vào năm 2030.

Báo cáo lưu ý, cứ 3 người thì có 1 người - khoảng 2,3 tỉ người - đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng vào năm 2021 và suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn là mối quan ngại toàn cầu.

“Khoảng 1,1 tỉ người đang sống trong các khu ổ chuột hoặc điều kiện giống như khu ổ chuột ở các đô thị. Dự kiến có thêm 2 tỉ người nữa có điều kiện sinh sống như vậy trong 30 năm tới" - báo cáo chỉ ra.

Cũng theo Liên Hợp Quốc, đại dịch nêu bật bật sự mong manh của nhiều thành quả đạt được, trong đó đặc biệt là giáo dục.

Nếu không có các biện pháp mới, cứ 6 quốc gia chỉ có 1 quốc gia đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học vào năm 2030 và 84 triệu trẻ em sẽ không được đến trường.

Về bình đẳng giới, báo cáo nhấn mạnh, tiến bộ “quá chậm”. Liên Hợp Quốc lưu ý, với tốc độ hiện tại, cần tới 286 năm để thu hẹp khoảng cách trong bảo vệ pháp lý và xóa bỏ các luật phân biệt đối xử trong khi cần tới 300 năm để chấm dứt nạn tảo hôn.

Trong bối cảnh đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 18-19.9 để thông qua “kế hoạch giải cứu” các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Sự kiện tìm kiếm một cam kết chính trị mới mạnh mẽ từ các quốc gia thành viên cũng như sự ủng hộ của các nước với đề xuất của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về gói kích thích bổ sung 500 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030 để tài trợ cho phát triển bền vững.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn