MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa tàu vũ trụ Juno bay gần sao Mộc. Ảnh chụp màn hình

Liệu tàu vũ trụ có thể bay xuyên qua một "gã khổng lồ khí" như sao Mộc?

Nguyễn Hạnh LDO | 03/09/2021 14:36
Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ và không có lõi rắn. Liệu một con tàu vũ trụ có thể bay xuyên qua khối khí khổng lồ như vậy hay không?

Theo Space.com, NASA từng phóng ba tàu vũ trụ vào bầu khí quyển của những hành tinh khí khổng lồ. Hai trong số đó - tàu Galileo và tàu Cassini - đã kết thúc nhiệm vụ của chúng khi lần lượt bị phá hủy trong bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thổ. 

NASA đã mất liên lạc với tàu Galileo sau khoảng một giờ, khi đó nó đã đi được 150km vào bầu khí quyển sao Mộc. Các nhà khoa học không chắc con tàu đã vào sâu bao nhiêu trước khi nó bị áp suất và nhiệt độ cao của sao Mộc phá hủy. 

Những hành tinh khí khổng lồ này vốn không có bề mặt rắn để va chạm, liệu một ngày nào đó chúng ta có thể gửi một tàu vũ trụ vào sâu hơn trong bầu khí quyển hay thậm chí bay xuyên qua chúng hay không?

Theo phó giáo sư khoa học hành tinh Leigh Fletcher từ Đại học Leicester, Vương quốc Anh, câu trả lời ngắn gọn là "không". Một con tàu vũ trụ không thể "sống sót" khi bay xuyên qua một "gã khổng lồ khí".

Phó giáo sư Fletcher cho hay, khi bạn thâm nhập vào bên trong một khối khí khổng lồ như vậy, mật độ, áp suất và nhiệt độ đều tăng lên mức khổng lồ. Gần trung tâm sao Mộc, hydro ở thể khí bình thường trở thành kim loại lỏng, khiến vùng này kỳ lạ như bề mặt Mặt trời.

Để biết áp suất gần trung tâm sao Mộc kinh khủng cỡ nào, hãy xem xét Rãnh Mariana - rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất. Ở độ sâu gần 11km, áp suất chỉ đạt hơn 1.000 bar (100.000 kilopascal). Ở mực nước biển, bạn phải chịu áp suất khoảng 1 bar (100 kilopascal). Ở gần trung tâm của sao Mộc, áp suất tăng lên đến megabar, hoặc 1 triệu bar. Với áp suất khổng lồ đó, nhiệt độ cũng tăng lên hàng chục nghìn độ C.

Khi một tàu vũ trụ bay tới trung tâm sao Mộc, nó sẽ không bị bóp méo hay tan chảy, mà sẽ hoàn toàn tan rã thành các nguyên tử cấu tạo nên nó, vị phó giáo sư nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn