MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lông mi giả và tóc giả chiếm 60% tổng lượng hàng xuất khẩu Triều Tiên sang Trung Quốc trong năm 2023. Ảnh: China Daily

Lông mi giả mang lại nguồn ngoại tệ khổng lồ cho Triều Tiên

Khánh Minh LDO | 04/02/2024 11:24

Doanh thu hàng triệu USD từ lông mi giả của Triều Tiên - được bán trong các cửa hàng làm đẹp trên khắp thế giới - đã giúp thúc đẩy xuất khẩu của Bình Nhưỡng phục hồi vào năm ngoái.

Reuters đưa tin, việc xử lý và đóng gói lông mi giả của Triều Tiên - được tiến hành công khai ở nước láng giềng Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên - cung cấp nguồn ngoại tệ quan trọng cho Bình Nhưỡng.

Reuters đã nói chuyện với 20 người, trong đó có 15 người trong ngành lông mi, cũng như các luật sư thương mại và chuyên gia về kinh tế Triều Tiên - và được biết, các công ty ở Trung Quốc nhập khẩu bán thành phẩm từ Triều Tiên, sau đó hoàn thiện và đóng gói sản phẩm với nhãn mác "made in China".

Theo 8 người làm việc cho các công ty trực tiếp tham gia thương mại, lông mi thành phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu sang các thị trường phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Triều Tiên từ lâu đã là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm dành cho tóc như tóc giả và lông mi giả. Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm trong đại dịch COVID-19, khi Triều Tiên đóng cửa biên giới.

Theo các số liệu hải quan và bốn người trong ngành, hoạt động buôn bán lông mi do Triều Tiên sản xuất qua Trung Quốc đã được nối lại vào năm 2023.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc tăng hơn gấp đôi vào năm 2023, khi biên giới mở cửa trở lại. Trung Quốc là điểm đến của gần như toàn bộ hàng xuất khẩu được khai báo của Triều Tiên.

Tóc giả và lông mi giả chiếm gần 60% tổng lượng hàng xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc vào năm ngoái. Tổng cộng, Triều Tiên đã xuất khẩu 1.680 tấn lông mi giả, râu và tóc giả sang Trung Quốc vào năm 2023, trị giá khoảng 167 triệu USD.

Năm 2019, khi giá thấp hơn, Bình Nhưỡng xuất khẩu 1.829 tấn với giá trị chỉ 31 triệu USD.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng "là những nước láng giềng thân thiện" và "sự hợp tác bình thường giữa hai nước là hợp pháp, tuân thủ luật lệ quốc tế, không nên quá phóng đại".

Kể từ năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tìm cách ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, thông qua gần chục nghị quyết trừng phạt nhằm hạn chế khả năng buôn bán các sản phẩm như than, dệt may và dầu mỏ của Bình Nhưỡng. Hội đồng Bảo an cũng áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt đối với người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, không có lệnh cấm trực tiếp đối với các sản phẩm tóc nên việc buôn bán lông mi giả từ Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế - ba chuyên gia về lệnh trừng phạt nói với Reuters.

Những người trong ngành cho biết, Bình Độ - thành phố cấp huyện của Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc - tự coi mình là "thủ đô lông mi giả của thế giới". Bình Độ là một nút quan trọng trong chuỗi cung ứng từ Triều Tiên.

Các công ty ở Trung Quốc nhập khẩu bán thành phẩm từ Triều Tiên, sau đó hoàn thiện và đóng gói sản phẩm với nhãn mác "made in China". Trong ảnh: Sản xuất lông mi giả ở Bình Độ, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Wang Tingting - chủ sở hữu công ty chuyên xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ, Brazil và Nga - cho hay, nhiều công ty ở Bình Độ, chẳng hạn như Monsheery, đóng gói lông mi giả được sản xuất chủ yếu ở Triều Tiên.

Wang Tingting nói với Reuters, hàng hóa Triều Tiên đã xưởng nhỏ của gia đình phát triển thành công ty Monsheery từ năm 2015. Wang cho biết, chất lượng sản phẩm của Triều Tiên tốt hơn nhiều, và nói cô không biết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến lệnh trừng phạt khi sử dụng lông mi giả của Triều Tiên.

Những người khác ở Bình Độ cho hay, họ ý thức được vai trò của các biện pháp trừng phạt trong chuỗi phân phối phức tạp. Gao - chủ sở hữu Yumuhui Eyelash - lưu ý: “Nếu không có những lệnh trừng phạt này, người Triều Tiên sẽ không cần phải xuất khẩu qua Trung Quốc”.

Cui Huzhe, người đại diện cho một nhà máy Triều Tiên làm việc với đối tác Trung Quốc trong liên doanh có tên là Công ty Thương mại Liên hợp Chế biến Trung-Triều, cho biết, công ty Triều Tiên gửi lông mi bán thành phẩm sang Trung Quốc để hoàn thiện, đóng gói và sau đó bán cho các thị trường bao gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn