MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 31.7. Ảnh: Tân Hoa Xã

Lũ lụt Trung Quốc 2.8: Đập Tam Hiệp không thể đơn thương độc mã cắt lũ

Ngọc Vân LDO | 02/08/2020 08:25
Lũ lụt kéo dài trên sông Dương Tử là thử thách lớn đầu tiên của đập Tam Hiệp khổng lồ. Nhưng như lũ lụt đã chỉ ra, một mình đập Tam Hiệp không thể gánh hết lũ sông Dương Tử.

Việc xây dựng các đập hoặc kênh nhỏ hơn đặt tại vị trí chiến lược ở thượng nguồn cũng quan trọng không kém - theo thông tin trên tờ SCMP.

Lũ lụt kéo dài dọc theo sông Dương Tử ở miền trung Trung Quốc đã làm sống lại những hồi ức kinh hoàng của trận lũ lụt năm 1998, trận lũ lịch sử khiến gần 4.000 người chết và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Đập Tam Hiệp xả lũ. Ảnh: CGTN

Điều làm nên sự khác biệt của lũ lụt năm 2020 hiện tại đó là đây là thử thách lớn đầu tiên đối với thiết kế của đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử, một dự án thủy điện và kiểm soát lũ được bắt đầu xây dựng vào năm 1994 và hoàn thành vào năm 2006. Ngoài ra, đây cũng là một bài kiểm tra về công nghệ của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp viện trợ cơ sở hạ tầng.

Mưa lớn kéo dài 2 tháng qua ở Trung Quốc dẫn đến lũ lụt tồi tệ đã khiến ít nhất 158 người thiệt mạng và mất tích. Chính quyền đã sơ tán hàng triệu người khỏi các khu vực bị đe dọa. Quân đội Trung Quốc triển khai hàng ngàn binh sĩ để giúp giảm thiểu thiệt hại lũ lụt trong lưu vực sông Dương Tử.

Chính phủ Trung Quốc đang theo dõi tình hình chặt chẽ. Theo các nhà chức trách, không có lý do gì để lo sợ về một mối đe dọa đối với cấu trúc của chính của đập Tam Hiệp, bởi nó được thiết kế để giúp đối phó với lũ lụt.

Tuy nhiên, một số báo cáo, bao gồm cả phương tiện truyền thông phương Tây, đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn của đập. Một số dựa trên việc giải thích sai về một bức ảnh vệ tinh cho thấy con đập bị “uốn cong”, dẫn đến lo ngại về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp.

Trên thực tế, Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt rất lớn vào mùa hè này, vì những lý do phức tạp không chỉ tập trung vào đập Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp đã đóng vai trò chống lại lũ lụt, nhưng thật không thực tế khi mong đợi một con đập, dù lớn đến đâu, giải quyết lũ lụt ở quy mô này, theo SCMP.

Khi nước lũ dâng cao ở thượng nguồn, chính quyền Trung Quốc đã phản ứng bằng cách xả một lượng lớn nước từ đập Tam Hiệp. Điều này chắc chắn đã làm trầm trọng thêm lũ lụt ở hạ lưu.

Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 31.7. Ảnh: Tân Hoa Xã

Điều này đặt ra vấn đề về xu hướng của Trung Quốc tập trung vào các dự án lớn, mà đầu tư chưa tương xứng các dự án công trình nước nhỏ hơn nhiều ở thượng nguồn. Theo các chuyên gia, xây dựng các đập hoặc kênh nhỏ hơn ở vị trí chiến lược tại thượng nguồn để điều tiết dòng chảy lũ có thể cũng quan trọng, nếu không muốn nói là như vậy.

Theo giới quan sát, Trung Quốc có thể làm nhiều hơn về mặt này. Hiện tại, bất cứ khi nào có lũ lụt, mọi người có xu hướng nhìn vào đập Tam Hiệp và hy vọng nó sẽ giải quyết tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, như đợt lũ năm nay cho thấy, suy nghĩ này là sai - theo các nhà phân tích.

Việc xây dựng đập Tam Hiệp phải trả giá bằng những thiệt hại về xã hội và môi trường, khi hàng triệu người phải di dời. Lợi ích của con đập sẽ được bảo vệ và tăng cường bằng cách tập trung vào các dự án kiểm soát lũ phụ trợ nhỏ hơn - tờ SCMP cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn