MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Reuters

Malaysia thời kỳ chuyển tiếp: Tìm kiếm hợp tác dựa trên lợi ích thực tế

HẢI ANH LDO | 30/05/2018 14:00
Sau cuộc họp nội các đầu tiên hôm 23.5, tân Thủ tướng Mahathir Mohamad, cho biết, chính phủ của ông sẽ tập trung vào việc cắt giảm nợ công.

Xoay sở cắt giảm nợ công

Ông Mahathir Mohamad ước tính, nợ công của Malaysia là 1 nghìn tỉ ringgit (252 tỉ USD), tương đương khoảng 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so với mức 50,8% vào cuối năm 2017, như chính phủ cựu Thủ tướng Najib Razak công bố trước đó. Trong khi đó, tỉ lệ nợ công/GDP ở ngưỡng cho phép của Malaysia là 55%. “Chúng tôi lo lắng về vấn đề tài chính của đất nước,”- ông Mahathir Mohamad phát biểu sau cuộc họp.

Một trong những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ngay lập tức được chính phủ Malaysia thông báo là cắt giảm 10% lương của các bộ trưởng nội các. Một số cơ quan chính phủ, đặc biệt là các cơ quan được xây dựng nhằm tư vấn cho chính phủ tiền nhiệm, sẽ bị đóng cửa hoặc sáp nhập.

Ngoài các biện pháp tức thì, chính phủ Thủ tướng Mahathir Mohamad cũng nghiên cứu hủy bỏ hoặc tái đàm phán một số dự án cơ sở hạ tầng để giảm gánh nặng tài chính. Hôm 28.5, Malaysia hủy dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Kuala Lumpur - Singapore. Dự án ước tính tiêu tốn của Malaysia khoảng 110 tỉ ringgit (28 tỉ USD), như ông Mahathir Mohamad chia sẻ với Financial Times.

Từng được ông Najib Razak ca ngợi là “dự án làm thay đổi cuộc chơi”, tuyến đường sắt dài 350km nhằm giảm thời gian di chuyển giữa Singapore và Kuala Lumpur từ 5 giờ xuống còn 90 phút, đóng góp 21 tỉ ringgit trong GDP cho Malaysia và Singapore, cũng như tạo ra 111.000 việc làm vào năm 2060. Tuy nhiên, Thủ tướng Mahathir cho biết, dự án được Malaysia - Singapore ký thỏa thuận tháng 12.2016 sẽ bị hủy để nước này “tránh phải tuyên bố phá sản”, dù việc phá vỡ thỏa thuận sẽ tiêu tốn của Malaysia “rất nhiều tiền” bồi thường.

Tìm kiếm hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc

Kể từ khi nội các mới bắt đầu hoạt động, tân Thủ tướng đang xem xét mối quan hệ của Malaysia với các nước khác, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế. Điều này phù hợp với cam kết “xem xét tất cả các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ với nước ngoài” trong chiến dịch tranh cử của Pakath Harapan (Liên minh Hy vọng).

Theo Nikkei, Thủ tướng Mahathir Mohamad tìm cách cân bằng ngoại giao của Malaysia thay vì tiếp tục theo chính sách đối ngoại thân cận với Trung Quốc của người tiền nhiệm. Chính phủ của ông Najib Razak tăng cường quan hệ với Trung Quốc và hiện các công ty Trung Quốc phụ trách nhiều dự án lớn ở Malaysia. Trong số này có tuyến đường sắt East Coast Rail Link dài 688km, sẽ tốn khoảng 55 tỉ ringgit (13.8 tỉ USD). Số tiền này sẽ được vay mượn, trở thành gánh nặng với Malaysia, ông Mahathir Mohamad nói.

“Cách tiếp cận của ông Mahathir dựa trên việc xem xét liệu 1 dự án có phục vụ lợi ích quốc gia hay không. Vì vậy, có thể ông ấy sẽ hủy bỏ những dự án thua lỗ”, Masashi Nakamura - nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Kinh tế Nhật Bản - cho biết. Ông nói thêm, việc xem xét các dự án riêng lẻ có thể là có thể là phương thức hiệu quả cho mối quan hệ cân bằng hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự cân bằng không có nghĩa là Malaysia sẵn sàng làm dịu đi các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Bắc Kinh quá quan trọng, Thủ tướng Malayasia đã thừa nhận điều này, theo Nikkei. Ông đưa Robert Kuok - tỉ phú Malaysia có trụ sở kinh doanh tại Hong Kong, có mối liên kết mạnh mẽ ở Trung Quốc- làm thành viên của hội đồng tư vấn cho thủ tướng. Động thái được Nikkei đánh giá là 1 nỗ lực rõ ràng để tìm kiếm mối quan hệ tốt với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn