MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ. Ảnh minh hoạ: DESY, Science Communication Lab

Mãn nhãn vụ nổ lớn nhất vũ trụ cách Trái đất 1 tỉ năm ánh sáng

Song Minh LDO | 04/06/2021 15:44
Vụ nổ tia gamma khổng lồ cách Trái đất hơn 1 tỉ năm ánh sáng là vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ từng được các nhà thiên văn ghi lại.

Các chuyên gia Công ty Electron Synchrotron của Đức ở Hamburg cho biết, vụ nổ là cái chết của một ngôi sao và bắt đầu biến đổi thành hố đen.

Theo tờ Science, đây là vụ nổ tia gamma khổng lồ, được tạo thành từ sự kết hợp của các tia X sáng và tia gamma sáng quan sát thấy trên bầu trời, do các nguồn ngoài thiên hà ở xa phát ra.

Vụ nổ tia gamma thoát ra từ một ngôi sao đang sụp đổ. Ảnh minh hoạ: DESY, Science Communication Lab

Nó được kính thiên văn không gian Fermi và Swift chụp được, với sự hỗ trợ của kính thiên văn Hệ thống lập thể năng lượng cao (H.E.S.S) đặt trên Trái đất ở Namibia.

Trong một thiên hà xa xôi, khi một ngôi sao lớn sụp đổ sẽ tạo ra một ngôi sao neutron hoặc một hố đen. Trong quá trình này, hai tia plasma tương đối thẳng đứng được hình thành, chúng sẽ xuyên thủng lớp vỏ của ngôi sao. Ngôi sao cuối cùng phát nổ trong một siêu tân tinh. Các tia plasma xuyên qua khí xung quanh và thu các electron.

Các tia X từ vụ nổ tia gamma được vệ tinh Swift của NASA phát hiện trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh minh hoạ: DESY, Science Communication Lab

Các electron này bị lệch hướng bởi từ trường và được gia tốc bởi sóng xung kích. Với mỗi sự lệch hướng, các electron nhanh sau đó phát ra các hạt ánh sáng trong dãy tia X và tia gamma.

Ánh sáng này được gọi là bức xạ synctron và được hội tụ theo hướng của chùm plasma bởi hiệu ứng tương đối.

Khoảng 900 triệu năm sau, bức xạ từ vụ nổ tia gamma này đến Trái đất và được các vệ tinh và kính thiên văn ghi nhận.

Các photon năng lượng rất cao từ vụ nổ tia gamma đi vào bầu khí quyển Trái đất được kính thiên văn H.E.S.S ở Namibia ghi lại. Ảnh minh hoạ: DESY, Science Communication Lab

Mặc dù cách Trái đất 1 tỉ năm ánh sáng, đây vẫn được coi là "sân sau vũ trụ" của chúng ta, đến từ chòm sao Ba Giang (Eridanus).

Nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra vụ nổ cho biết đây là bức xạ có năng lượng cao nhất và có phát tia gamma dài nhất trong số bất kỳ vụ nổ tia gamma nào được phát hiện cho đến nay.

Các vụ nổ tia gamma trước đây cách chúng ta trung bình 20 tỉ năm ánh sáng. Vụ nổ có tên GRB 190829A, được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 29.8.2019.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn