MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mặt trăng một ngày tuổi sẽ kết hợp với sao Kim vào ngày 13.5.2021. Ảnh: NASA/SkySafari

Mẹo quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú tuần 2 tháng 5

Ngọc Vân LDO | 12/05/2021 09:52
Các hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tuần thứ 2 của tháng 5 có thể quan sát gồm trăng non, sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa trên bầu trời buổi tối không trăng.

Trăng non xuất hiện vào ngày 12.5. Cùng ngày này, mặt trăng đạt tới đỉnh, điểm xa nhất so với Trái đất trên quỹ đạo của nó, và trong những ngày sau đó, trăng non sẽ đi ngang qua sao Thủy và sao Kim trên bầu trời buổi tối.

Trăng non xuất hiện khi mặt trăng nằm ngay giữa Trái đất và mặt trời, và cả hai có chung kinh độ thiên thể - hình chiếu của các đường kinh độ ở Trái đất lên bầu trời. Vị trí này còn được gọi là sự giao hội.

Nếu có thể nhìn thấy bầu trời đêm vào ban ngày, thì chỉ có thể nhìn thấy mặt trăng vì nó đã chặn các ngôi sao. Nhưng mặt trời quá sáng nên không thể quan sát được từ Trái đất. Các trường hợp ngoại lệ là nhật thực, trong đó mặt trăng đi qua trực tiếp trước mặt trời.

Trăng non. Ảnh: NASA

Trung bình, mặt trăng cách Trái đất khoảng 384.000km, nhưng khoảng cách thực tế là từ 356.000 - 406.000km, vì quỹ đạo mặt trăng không cố định. Theo NASA, khi mặt trăng bắt đầu chu kỳ mới, nó cách Trái đất xa nhất ở khoảng cách 406.508km.

Vào ngày trăng non có thể quan sát sao Thủy và sao Kim trên bầu trời buổi tối, mặc dù chỉ có sao Thủy mới có thể dễ dàng nhìn thấy vì sao Kim rất gần mặt trời lặn. Từ thành phố New York (Mỹ) vào khoảng 20h30 giờ địa phương - hoàng hôn lúc 20h02 tối - sao Thủy sẽ ở khoảng 13 độ so với đường chân trời tây tây bắc. Bầu trời sẽ đủ tối để có thể nhìn thấy sao Thủy vào thời điểm đó.

Sao Kim sẽ ở độ cao khoảng 3 độ, và vào lúc hoàng hôn sẽ ở độ cao 10 độ. Sao Kim đủ sáng để một người quan sát tinh tường có thể nhìn thấy trong ánh sáng rực rỡ của bầu trời lúc hoàng hôn.

Trăng lưỡi liềm sẽ đi sát sao Kim vào ngày 13.5 và sao Thủy vào ngày 14.5. Ngày 13.5, mặt trăng mới tròn một ngày tuổi, và rất gần mặt trời nên sẽ rất khó nhìn thấy - mặc dù một bài tập thú vị là liệu bạn có thể nhìn thấy nó vào lúc hoàng hôn hay không.

Sự giao hội với sao Thủy là một mục tiêu dễ dàng hơn. Vào ngày 13.5, mặt trăng sẽ đi qua khoảng 2 độ về phía nam của sao Thủy. Sự kiện này sẽ khó quan sát vào ban ngày, vì mặt trăng vẫn ở khá gần mặt trời, hình lưỡi liềm mỏng dễ bị mất trong ánh sáng chói của mặt trời.

Sao Kim (Venus), sao Thủy (Mercury) và sao Hỏa (Mars) có thể quan sát vào ngày 12.5. Ảnh: NASA/SkySafari

Quan sát hành tinh nhỏ bé sao Thủy sẽ rất khó khăn nếu không có kính thiên văn, và việc cố gắng quan sát bất kỳ thiên thể nào trong vùng lân cận của mặt trời có thể rất nguy hiểm. Vô tình nhìn vào mặt trời qua kính viễn vọng hoặc ống nhòm, dù chỉ trong giây lát, có thể dẫn đến tổn thương võng mạc vĩnh viễn và thậm chí là mù lòa.

Tốt hơn hết là nên đợi đến khi mặt trời lặn. Tại thời điểm đó, sao Thủy sẽ ở khoảng 19 độ so với đường chân trời, với mặt trăng ở bên trái. Khi bầu trời tối dần, bạn có thể may mắn nhìn thấy sao Kim trước khi nó lặn vào khoảng 21h08.

Sao Hỏa sẽ được nhìn thấy sau khi mặt trời lặn trên bầu trời phía tây. Hành tinh đỏ bắt đầu có thể quan sát được vào khoảng nửa đêm ngày 12.5, ở khoảng 36 độ so với đường chân trời gần như lệch về phía tây, trong chòm sao Song Tử.

Sao Mộc và sao Thổ đều có thể quan sát trước bình minh. Sao Thổ mọc đầu tiên, trong chòm sao Ma Kết, tiếp đến là sao Mộc trong chòm sao Bảo Bình. Sao Thổ sẽ ở bên phải sao Mộc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn