MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ lưu truyền nghìn năm ở Trung Quốc

Quý An (theo CGTN) LDO | 22/06/2023 16:21

Zongzi là một món ăn lưu truyền hàng nghìn năm trong lịch sử Trung Quốc mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

Zongzi (tống tử), một loại bánh bao gạo nếp truyền thống, đã trở thành đặc sản trong Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc từ hơn 1.600 năm trước (khoảng thời gian gần với triều đại nhà Tấn 265-420).

Theo Luo Shuwei, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thiên Tân, zongzi lần đầu tiên được gọi là "tongzong" (đồng tống), nghĩa đen là "bánh bột trong ống tre". Đó là một loại thực phẩm theo mùa từ thời cổ đại đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè.

Bánh zongzi là món ăn từ nghìn năm trước trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Vào thời Xuân Thu cổ đại của Trung Quốc (770-476 trước Công nguyên), người ta đã dùng lá lúa dại để gói gạo nếp thành hình sừng bò, do đó đặt tên là "jiaoshu" (giác thử) - nghĩa là "bánh bao kê hình sừng". Vào thời điểm đó, jiaoshu được dùng làm vật tế lễ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần với hy vọng một vụ mùa bội thu.

Để tưởng nhớ Khuất Nguyên, một nhà yêu nước trong thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên), người được cho là đã qua đời vào ngày Tết Đoan Ngọ, zongzi luôn được kết nối với lễ hội. Song, các ghi chép lịch sử chỉ ra rằng, bánh bao gạo nếp không được chính thức công nhận là món ăn trong Tết Đoan Ngọ cho đến thời nhà Tấn (265-420).

Thời gian trôi qua, nhiều loại zongzi đã được phát triển thêm. Luo tin rằng, zongzi đã trở thành một biểu tượng quan trọng phản ánh lịch sử lâu đời về phong tục truyền thống và văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn