MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Triển lãm công nghiệp trực thăng HeliRussia 2023 tại Mátxcơva, Nga, ngày 18.5.2023. Ảnh: Xinhua

Moody's nêu bật vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu

Khánh Minh LDO | 25/05/2023 18:59

Nga vẫn là một cường quốc kinh tế nhưng quyền lực đang bị thách thức bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, theo cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s.

Theo Moody’s, sức hút kinh tế của Nga trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) vẫn mạnh mẽ bất chấp căng thẳng địa chính trị và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng lưu ý rằng sự không chắc chắn ngày càng tăng đang làm suy yếu vai trò của Nga với tư cách là một bên tham gia ngoại giao và trung tâm kinh tế lớn.

Theo báo cáo, cuộc xung đột ở Ukraina đã khiến các nước Trung Á phải đánh giá lại các tuyến thương mại, thị trường xuất khẩu và nguồn đầu tư khi các nước tìm cách đa dạng hóa. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và biến đổi thị trường lao động.

Theo Moody’s, cuộc xung đột có tác động trên trường thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) thuộc Liên Xô cũ.

Báo cáo của Moody’s dự đoán rằng sự hợp tác và phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng giữa các quốc gia Trung Á sẽ làm giảm vai trò trung tâm của Nga, khi các tuyến thương mại khu vực đa dạng hơn nổi lên như những lựa chọn thay thế cho mô hình “trục và nan hoa” lịch sử liên kết Nga với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

“Chúng tôi dự báo sức mạnh đang suy giảm của Nga trên trường thế giới sẽ định hình lại các liên minh địa chính trị ở CIS, đặc biệt là ở Trung Á. Trung Quốc, Mỹ, EU, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, sẽ đóng một vai trò ngày càng nổi bật” - Moody’s tuyên bố.

Triển lãm công nghiệp trực thăng HeliRussia 2023 tại Mátxcơva, Nga, ngày 18.5.2023. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, Moody’s chỉ ra, thương mại giữa Nga và Trung Á tiếp tục tăng, tăng 28% vào năm 2022 so với cùng kì năm 2021. Theo báo cáo, hợp tác kinh tế đang phát triển trong khu vực thương mại tự do do Nga dẫn đầu.

Thống kê chính thức cho thấy thương mại song phương giữa các quốc gia thành viên EEU đã đạt mức cao kỷ lục 83,3 tỉ USD cho đến thời điểm này trong năm nay.

EEU - dựa trên Liên minh Hải quan của Nga, Kazakhstan và Belarus - được thành lập vào năm 2015. Sau đó, Armenia và Kyrgyzstan tham gia. Năm nay, Iran đã kí bản ghi nhớ về thương mại tự do với EEU.

Liên minh Kinh tế Á-Âu được thành lập để đảm bảo sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và người lao động giữa các quốc gia thành viên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn