MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dự án Nord Stream-2 (hay còn gọi là "Dòng chảy phương Bắc - 2) - Ảnh: Sputnik

Mỹ "đe dọa" trừng phạt các công ty làm việc với “Nord Stream-2”

Phong Lâm LDO | 28/07/2018 06:12
Các công ty hoạt động kinh doanh với Dự án đường ống năng lượng của Nga, đặc biệt là Dự án "Nord Stream-2", có nguy cơ bị trừng phạt nghiêm trọng.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề tài nguyên năng lượng Francis Fennon, hôm 27.7 cho biết, các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí của Nga ở Châu Âu, đặc biệt là “Nord Stream-2”, có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ông Fennon không rõ, liệu các biện pháp trừng phạt có "thực sự" được áp đặt hay không và sẽ tiến hành vào thời gian nào.

Trước đó, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố phản đối đường ống dẫn khí đốt “Nord Stream-2” từ Nga sang Châu Âu và đe dọa trừng phạt các công ty tham gia vào dự án này.

Mới đây, ông Fennon thực hiện các chuyến thăm đến Ba Lan, Ucraina và Hy Lạp, từng tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng: "Mỹ sẽ tiếp tục xúc tiến về mặt ngoại giao để tuyên truyền về an ninh năng lượng thông qua việc đa dạng hóa nguồn, cách thức và nhà cung cấp năng lượng".

Ông Fennon nhấn mạnh rằng, Mỹ đang chờ đợi "chỉ thị về khí đốt" của Ủy ban Châu Âu (EC) nhằm thúc đẩy tính minh bạch trong thị trường năng lượng.

"Các công ty tham gia vào Dự án đường ống năng lượng của Nga có nguy cơ bị áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm trọng; điều này được áp dụng cho cả Dự án "Nord Stream-2" và "Turkey Stream-2", ông  Fennon nói.

Được biết, đường ống dẫn khí "Nord Stream-2" phải đi qua vùng biển Baltic; đang được xây dựng bởi công ty Gazprom của Nga cùng với một số công ty châu Âu (Engie của Pháp, OMV của Áo, Dutch Dutch của Hà Lan, Uniper và Wintershall của Đức).

Nhiều quốc gia ở Trung và Đông Âu cũng phản đối dự án, theo quan điểm của họ, sẽ làm tăng sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt của Nga. Những quốc gia phản đối dự án, bao gồm Ba Lan, các nước Baltic, Ucraina, Moldova, Mỹ và Đan Mạch. Các quốc gia này cho rằng, Nord Stream-2 sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của Liên minh Châu Âu (EU) vào Gazprom (Nga), vốn cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt cho EU.

Như đã biết, từ cuối năm 2019, hành lang vận chuyển khí đốt Nord Stream-2 sẽ vận chuyển khoảng 55 tỷ mét khối khí tự nhiên của Nga mỗi năm qua biển Baltic tới Đức.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn