MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lãnh đạo 14 nước tham dự lễ công bố khởi động thảo luận IPEF theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, ngày 23.5.2022. Ảnh: AFP

Mỹ tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng IPEF đầu tiên

Khánh Minh LDO | 27/07/2022 07:00

Ngày 26.7, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đồng tổ chức hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng đầu tiên giữa các quốc gia tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF).

Đây là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden chính thức khởi động IPEF trong chuyến thăm Tokyo (Nhật Bản) hôm 23.5. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington tiếp tục cân nhắc về số phận các mức thuế mà cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với khoảng 370 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và Tổng thống Joe Biden dự kiến ​​sẽ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những ngày tới.

Theo tờ Politico, mặc dù Trung Quốc không tham gia thảo luận về IPEF, nhưng tầm quan trọng kinh tế của nước này trong khu vực liên quan đến cuộc thảo luận. Dữ liệu thương mại của WTO năm 2019 cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của ít nhất 7 trong số các quốc gia thảo luận về IPEF - Australia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand và Singapore. Trung Quốc cũng chiếm thị phần lớn hơn Mỹ về thị trường nhập khẩu ở tất cả 13 quốc gia thảo luận về IPEF khác, thậm chí chiếm thị phần lớn hơn đáng kể ở hầu hết các nước. Chẳng hạn, Trung Quốc cung cấp 28,8% hàng nhập khẩu của Australia vào năm 2019, so với 11,9% từ Mỹ.

Hội nghị dự kiến thảo luận về các chủ đề như thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, hạtầng, thuế và chống tham nhũng. Hội nghị dự kiến ​​sẽ kết thúc bằng một tuyên bố chung cung cấp thêm thông tin chi tiết về các mục tiêu của IPEF. Tuy nhiên, có thể phải đến tháng 9, khi Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tới Indonesia dự hội nghị Bộ trưởng Thương mại G-20, bà Tai mới công bố các quốc gia nào sẽ tham gia vào 4 trụ cột của IPEF gồm: Thương mạ...

Theo tờ Politico, trước hội nghị cấp bộ trưởng, một liên minh gồm hơn 100 nhóm xã hội dân sự đã kêu gọi cải cách quy trình tham vấn kéo dài hàng thập kỷ mà Quốc hội Mỹ đã tạo ra để đàm phán các hiệp định thương mại. Hệ thống hiện tại bao gồm các chuyên gia khu vực tư nhân khác nhau, trong đó có một số chuyên gia từ cộng đồng lao động và môi trường, những người tham gia vào 26 ủy ban tư vấn.

“Bất kỳ cuộc đàm phán thành công nào của IPEF đều phải thay thế hệ thống tư vấn hiện tại bằng một quy trình công khai được lưu hồ sơ, bao gồm cả các phiên điều trần công khai, để xác định lập trường của Mỹ và lấy ý kiến ​​về dự thảo văn bản cuối cùng, cũng như tham vấn và tham gia mạnh mẽ với Quốc hội trong suốt quá trình này” - các nhóm cho biết, trong một bức thư gửi Tổng thống Joe Biden.

Các nhóm yêu cầu rằng Mỹ công bố dự thảo các đề xuất để các bên quan tâm có thể nhận xét trước khi dự thảo được đưa vào đàm phán. Họ cũng yêu cầu rằng tất cả các đề xuất, cho dù từ Mỹ hoặc quốc gia khác, “được công bố nhanh chóng sau mỗi vòng đàm phán để công chúng có thể xem xét và bình luận… trong khi vẫn còn cơ hội để tạo ra những thay đổi thực sự”.

Về sự tham gia của Việt Nam vào IPEF, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ: Việt Nam cho rằng, IPEF cần dựa trên các nguyên tắc mở, bao trùm, minh bạch, phù hợp với luật pháp quốc tế vai trò trung tâm của ASEAN và bổ sung cho các liên kết kinh tế đã có.

Trong quá trình thảo luận, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan trao đổi làm rõ các nội hàm của IPEF, tập trung vào 4 trụ cột là: Thương mại; chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, phi carbon hóa và cơ sở hạ tầng; thuế và chống tham nhũng. Sự tham gia của Việt Nam vào IPEF phụ thuộc vào kết quả của quá trình thảo luận.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn