MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Quốc tang năm 2007 của Tổng thống Gerald R. Ford. Ảnh: Academic Dictionaries and Encyclopedias

Mỹ tổ chức quốc tang như thế nào?

S.M LDO | 25/09/2018 07:55

Mỹ tổ chức tang lễ cấp quốc gia cho tất cả các tổng thống đương chức, các cựu tổng thống, tổng thống mới đắc cử, và những người khác được tổng thống chỉ định làm quốc tang.

Tuy nhiên, gia đình có nhiều quyền quyết định và tham gia vào việc tổ chức một quốc tang, theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (Congressional Research Review.)

Sau khi Nhà Trắng được thông báo về việc qua đời một cựu tổng thống, đương kim tổng thống Mỹ sẽ chính thức ra một tuyên bố và sau đó chỉ đạo Bộ Quốc phòng tiến hành quốc tang.

Bộ Quốc phòng Mỹ có một tài liệu dài 138 trang quy định chi tiết về việc thực hiện quốc tang, từ việc sắp xếp chỗ ngồi cho người đến viếng đến việc dâng hoa phúng điếu.

Theo luật liên bang, Mỹ treo cờ rủ trong 30 ngày. Trong những thập kỷ gần đây, các tuyên bố của tổng thống cũng đã đưa ra hướng dẫn cụ thể, cơ quan nào sẽ treo cờ rủ, chẳng hạn như “tại Nhà Trắng và trên tất cả các tòa nhà, các căn cứ quân sự và tàu hải quân của Mỹ trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày mất.

Tổng thống sẽ thông báo cho Quốc hội rằng ông có chỉ đạo thực hiện một tang lễ cấp nhà nước. Khi đó, Quốc hội, nơi có thẩm quyền duy nhất trong việc sử dụng Tòa nhà Quốc hội Mỹ, sẽ tiến hành các thủ tục để sử dụng khu đại sảnh Rotunda cho Quốc tang.

Chỉ có các tổng thống đương nhiệm và thành viên gia đình trực tiếp của tổng thống mới được quàn tại Nhà Trắng.

Các cựu tổng thống, từng là cựu tổng tư lệnh Mỹ, được quyền an táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Hiện có hai cựu tổng thống được an táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington là John F. Kennedy và William H. Taft.

Quốc tang đầu tiên của Mỹ được tổ chức cho Tổng thống William H. Harrison vào năm 1841. Ông qua đời khi đang đương nhiệm sau khi nhậm chức chỉ được 30 ngày.

Trong 3 thập kỷ qua có 4 tổng thống Mỹ đã qua đời và có 3 vị chọn làm quốc tang, đó là các Tổng thống Lyndon B. Johnson (1973), Ronald Reagan (2004), và Gerald R. Ford (2007).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn