MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một tên lửa SpaceX ở bãi phóng. Ảnh minh họa. Ảnh: SpaceX

NASA hào hứng khi tên lửa SpaceX đâm vào Mặt trăng

Thanh Hà LDO | 28/01/2022 07:20

NASA nhắm tới khảo sát miệng hố va chạm hình thành khi  tên lửa SpaceX đâm vào Mặt trăng vào đầu tháng 3, gọi vụ va chạm là "một cơ hội nghiên cứu thú vị". 

Tên lửa SpaceX được phóng năm 2015 để đưa một vệ tinh NASA vào quỹ đạo và giai đoạn thứ 2 của tên lửa này, hay còn gọi là tên lửa đẩy, đã trôi nổi trong vũ trụ kể từ thời điểm đó. 

"Theo quỹ đạo hiện tại, giai đoạn thứ 2 của tên lửa dự kiến tác động đến nửa tối của Mặt trăng vào ngày 4.3.2022" - phát ngôn viên của NASA chia sẻ với AFP. 

Vụ va chạm với Mặt trăng của khối tên lửa nặng 4 tấn sẽ không thể quan sát thấy từ Trái đất theo thời gian thực.

Tàu quỹ đạo do thám Mặt trăng (LRO) của NASA đang quay quanh Mặt trăng sẽ vào vị trí để quan sát khi va chạm xảy ra, người phát ngôn NASA thông tin. 

Tàu vũ trụ LRO có thể chụp ảnh nhằm so sánh trước và sau khi tên lửa SpaceX đâm vào Mặt trăng

Theo NASA, việc tìm kiếm miệng hố va chạm "sẽ là một thách thức và có thể mất vài tuần đến vài tháng".

Phần tên lửa SpaceX trôi nổi trong vũ trụ dự kiến đâm vào Mặt trăng vào đầu tháng 3. Ảnh minh họa. Ảnh: SpaceX

Nghiên cứu miệng hố va chạm hình thành từ một vật thể có khối lượng và tốc độ đã biết (tên lửa sẽ di chuyển với vận tốc 9.000 km/h), cũng như vật chất bị đẩy ra từ va chạm, có thể giúp thúc đẩy công nghệ nghiên cứu khoa học về mặt trăng.

Các tàu vũ trụ từng cố tình đâm vào Mặt trăng cho mục đích khoa học như trong sứ mệnh Apollo nhằm kiểm tra địa chấn, nhưng tên lửa SpaceX đâm vào Mặt trăng là vụ va chạm không chủ đích đầu tiên được phát hiện. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn