MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mô phỏng tàu New Horizons tiếp cận thiên thể Ultima Thule. Ảnh: NASA

NASA thành công tiếp cận thiên thể cổ xưa thuộc hệ mặt trời

Hoàng Mỹ Linh LDO | 03/01/2019 15:00
Tàu thăm dò chạy bằng năng lượng hạt nhân New Horizons của NASA vừa tiếp cận một thiên thể bí ẩn nằm ngay trên quỹ đạo sao Diêm Vương. Đây là thiên thể xa nhất và cổ nhất thuộc hệ Mặt trời mà con người tiếp cận được trong lịch sử khoa học vũ trụ.

Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA thông báo tàu vũ trụ New Horizons đã tiến sát thiên thạch hôm 1.1. Thiên thể mang tên Ultima Thule nằm cách Trái đất 4 tỉ dặm và hơn 1 tỉ dặm ngoài quỹ đạo sao Diêm Vương.

Vào lúc 12h33 giờ GMT, tàu thám hiểm cách bề mặt thiên thạch khoảng 2.200 dặm và gửi về hàng trăm bức ảnh cùng những tư liệu thông tin quý giá với tốc độ 32.000 dặm/giờ.

Khi NASA phóng tàu New Horizons lên quỹ đạo Sao Diêm Vương năm 2006, không có bất kỳ thông tin gì về Ultima Thule được thu về. Thậm chí lúc đó cũng không có phương thức chắc chắn nào kiểm chứng sự tồn tại của thiên thể. Phải tới 7 năm sau, sau các ứng dụng kỹ thuật mới cho Kính viễn vọng không gian Hubble, vật thể cuối dùng được biết đến dưới cái tên 2014 MU 69 và nay là Ultima Thule.

Tàu New Horizons nằm trong Vành đai Kuiper – nơi mà ánh sáng mặt trời tương tự như ánh sáng Trái đất thu nhận được từ đêm Trăng tròn. Vành đai này gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh và được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley.

Ultima Thule là một trong những hành tinh cổ xưa nhất còn tồn tại trong vành đai Kuiper. Thiên thể ước tính duy trì trạng thái đóng băng trong suốt hàng tỉ năm. Thiên thạch được đặt tên dựa trên thành ngữ Na Uy cổ: “Vượt qua ranh giới xa nhất”.

Theo các nhà vũ trụ học, những dữ liệu mới nhất từ tàu New Horizons có thể tiết lộ manh mối mới về sự hình thành và phát triển  các hành tinh như Trái đất trong hệ mặt trời.

Sau chuyến thám hiểm lịch sử đến sao Diêm Vương vào năm 2015, NASA thêm Ultima Thule là đối tượng mới cần nghiên cứu.

Những hình ảnh đầu tiên của Ultima Thule cho thấy thiên thể có kích cỡ khoảng 35 x 15 km, và hình dáng khác thường do hai đầu thiên thạch kích thước khác nhau "song song" với nhau hoặc thực tế là hai vật thể quay quanh nhau ở cự ly gần.

Quá trình tàu truyền tải hình ảnh New Horizons chụp được trong lúc bay mỗi lần mất 2 giờ để truyền đi. Sau đó, mỗi bit dữ liệu, di chuyển với tốc độ ánh sáng như sóng vô tuyến, sẽ mất khoảng 6 giờ để tiếp cận ăng-ten trên Trái đất. Do những hạn chế của tàu vũ trụ New Horizons, quá trình này có thể lên đến 20 tháng để các nhà nghiên cứu nhận được những hình ảnh chi tiết nhất, độ phân giải sắc nét nhất.

Ultima Thule vô cùng đặc biệt. Thiên thể này không đủ lớn để sở hữu động cơ địa chất của một hành tinh, và hơn nữa nó không được mặt trời sưởi ấm. Do đó, giới khoa học so sánh vật thể như một “viên nang thời gian” có niên đại 4,5 tỉ năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn