MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đức sẽ cung cấp cho Ukraina khoảng 40 xe chiến đấu bộ binh Marder. Ảnh: AFP

NATO đánh giá thiệt hại của cuộc xung đột Ukraina

Khánh Minh LDO | 13/02/2023 18:51
Một số quốc gia thành viên NATO gần như hết đạn dược vì cung cấp cho Ukraina.

Reuters cho hay, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khảo sát các kho dự trữ vũ khí của mình để xác định xem chúng đã cạn kiệt như thế nào do cuộc xung đột ở Ukraina. Theo Reuters, một số thành viên Châu Âu của NATO chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp có thể xảy ra với Nga.

“Nếu Châu Âu chiến đấu với Nga, một số quốc gia sẽ hết đạn dược trong vài ngày” - một nhà ngoại giao Châu Âu nói với Reuters hôm 13.12.

Các nhà lãnh đạo NATO sẽ gặp nhau vào giữa tháng 7 tại Lithuania. Tại cuộc gặp này, NATO dự kiến đặt mục tiêu tăng dự trữ đạn dược đối với các nước thành viên.

Ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24.2.2022, nhiều quốc gia NATO đã không đáp ứng được các mục tiêu dự trữ của liên minh, vì các quan chức coi các cuộc chiến tranh tiêu hao với các trận đấu pháo quy mô lớn đã là quá khứ.

Nhưng tốc độ cung cấp đạn dược cho Ukraina - nơi quân đội của Kiev đang bắn tới 10.000 quả đạn pháo mỗi ngày - đã làm cạn kiệt dự trữ của phương Tây và bộc lộ những lỗ hổng về hiệu quả, tốc độ và nhân lực của chuỗi cung ứng.

NATO vừa hoàn thành cuộc khảo sát đặc biệt về lượng dự trữ vũ khí còn lại.

Một quan chức NATO nói với Reuters, thiếu hụt lớn nhất là các loại đạn mang tính quyết định trong chiến đấu, từ đạn 155mm được sử dụng trong lựu pháo, đến tên lửa HIMARS và đạn dược cho các hệ thống phòng không như IRIS-T, Patriot và Gepard, tất cả đều được quân đội Ukraina sử dụng nhiều.

Reuters cũng mô tả những thách thức trong việc thúc đẩy sản xuất quân sự mà các thành viên NATO đang phải đối mặt.

Các nhà sản xuất quốc phòng không muốn đầu tư vào thiết bị và đào tạo lao động lành nghề - cả hai đều cần để đẩy mạnh sản xuất - nếu không có các đơn đặt hàng của chính phủ được đảm bảo trong nhiều năm tới.

Ngoài ra còn có áp lực do sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Theo quan chức NATO, các quốc gia thành viên NATO sẽ khó có thể đáp ứng bất kỳ mục tiêu tăng thêm vũ khí, đạn dược nào trong nhiều năm, vì “bất kỳ lượng dự trữ bổ sung nào mà chúng tôi có đều sẽ hướng đến Ukraina”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn