MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tiểu hành tinh 2016 H03 (Kamo'oalewa) có quỹ đạo quanh mặt trời khiến tiểu hành tinh này gần như liên tục đồng hành cùng với trái đất trong không gian vũ trụ. Ảnh: NASA.

Nga tham gia sứ mệnh vũ trụ tham vọng của Trung Quốc

Thanh Hà LDO | 19/04/2021 09:54
Nga tham gia vào sứ mệnh về tiểu hành tinh và sao chổi của Trung Quốc, tín hiệu tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Trung Quốc chọn một tàu vũ trụ khoa học của Nga tham gia trong sứ mệnh lấy mẫu vật ở một tiểu hành tinh gần trái đất và sau đó thăm một sao chổi ở vành đai chính, Space đưa tin.

Trung Quốc đặt mục tiêu thực hiện sứ mệnh đầy tham vọng này vào năm 2024. Đầu tiên, sứ mệnh thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh nhỏ gần trái đất mang tên 2016 H03 (Kamo'oalewa).

Sau đó, tàu vũ trụ trở lại trái đất để giao các mẫu vật và sử dụng lực hấp dẫn của hành tinh để đưa tàu về phía vành đai tiểu hành tinh chính để thăm dò sao chổi 133P/Elst - Pizarro.

Sự tham gia của tàu của Nga vào sứ mệnh của Trung Quốc được lựa chọn sau cuộc gọi đề xuất năm 2019 của Cơ quan Quản lý Không gian Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA).

Sứ mệnh dự kiến ​​đặt tên là ZhengHe (Trịnh Hòa) theo tên nhà thám hiểm hải quân nổi tiếng của Trung Quốc vào đầu những năm 1400. Sứ mệnh thăm dò tiểu hành tinh-sao chổi này sẽ mang theo loạt camera quang phổ và camera đa quang phổ cũng như radar, từ kế và tàu vũ trụ để phát hiện các loại hạt. Tàu vũ trụ của Nga tham gia sứ mệnh của Trung Quốc do Viện Nghiên cứu Không gian Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga chế tạo.

Phía Nga sẽ cung cấp ULTIMAN và ULTIWOMAN - thiết bị để phát hiện các ion và electron cùng một máy dò nhỏ để nghiên cứu cách plasma gió mặt trời tương tác với các thiên thể nhỏ.

Tàu vũ trụ đó sẽ đo bất kỳ tầng khí quyển mỏng và tầng điện ly tiềm tàng nào của sao chổi ở vành đai chính, cũng như nghiên cứu sự tương tác giữa gió mặt trời và hai thiên thể nhỏ.

Sứ mệnh đầy tham vọng của Trung Quốc có sự tham gia của Nga sẽ chứng kiến tàu vũ trụ sử dụng 4 cánh tay robot đáp xuống tiểu hành tinh Kamo'oalewa. Ngoài việc mang theo một mẫu vật, khoang sẽ cung cấp các bit của tiểu hành tinh về trái đất.

Sứ mệnh Trịnh Hòa của Trung Quốc cũng sẽ mang một tàu quỹ đạo nano và một tàu đổ bộ nano để viễn thám và thám hiểm thực địa sao chổi 133P.

Tàu vũ trụ sẽ sử dụng một chất nổ dưới bề mặt của sao chổi trước khi tàu đổ bộ nano đáp xuống. Robot của tàu cũng sẽ sử dụng các dụng cụ để nghiên cứu thành phần bên trong sao chổi, đặc biệt quan tâm tới nước và các chất dễ bay hơi.

Trung Quốc và Nga có lịch sử hợp tác lâu dài về hoạt động trong không gian vũ trụ từ những năm 1950 khi Liên Xô hỗ trợ Trung Quốc phát triển tên lửa giai đoạn đầu. Gần đây nhất, hồi tháng 3, Nga và Trung Quốc ký bản ghi nhớ về dự án mặt trăng chung. Trạm nghiên cứu mặt trăng quốc tế dự kiến bao gồm các tàu đổ bộ nhỏ tại cực phía nam của mặt trăng nhưng có thể mở rộng thành các cấu trúc lớn hơn và cuối cùng mở rộng thành nơi lưu trú của các phi hành đoàn.

Nga, một thành viên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sẽ không tham gia vào Gateway của NASA - sáng kiến nhằm thiết lập một tiền đồn trên quỹ đạo mặt trăng. Động thái này, theo Space, ra tín hiệu cho thấy sự thay đổi trong quan hệ đối tác của "những người chơi chính" trong cuộc đua chinh phục không gian vũ trụ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn