MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nghịch lý thiếu vaccine ở trung tâm sản xuất vaccine thế giới

Khánh Minh LDO | 28/05/2021 11:57

Cuộc khủng hoảng COVID-19 của Ấn Độ khiến Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - không thể xuất khẩu vaccine COVID-19 được nữa.

Tuần trước, SII cho biết, họ không khởi động lại việc giao hàng cho COVAX - sáng kiến ​​phân phối vaccine cho các quốc gia bất kể giàu nghèo trên toàn thế giới - cho đến cuối năm nay. Theo CNN, Ấn Độ hiện vẫn đang báo cáo khoảng 200.000 ca bệnh mới mỗi ngày; sự chậm trễ nói trên của SII đặt ra một vấn đề lớn cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào COVAX để kiểm soát các đợt bùng phát mới.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, một trong những đối tác của COVAX, cho biết, thế giới hiện thiếu 140 triệu liều vaccine và đến cuối tháng 6, con số thiếu hụt sẽ lên tới 190 triệu liều. Thực tế này là một vấn đề - không chỉ đối với các quốc gia khó tiếp cận vaccine, mà còn cho toàn thế giới.

Tại sao COVAX thiếu vaccine?

Năm ngoái, SII - công ty sản xuất vaccine AstraZeneca tại Ấn Độ với tên gọi Covishield - cam kết sẽ cung cấp 200 triệu liều vaccine cho COVAX. Theo dữ liệu của liên minh GAVI - đối tác y tế công-tư toàn cầu, đồng dẫn đầu COVAX, 111 triệu liều vaccine sẽ được phân phối từ tháng 2 đến tháng 5 năm nay, chủ yếu cho các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng tính đến ngày 25.5, chỉ có khoảng 30 triệu liều vaccine của SII được phân phối qua COVAX.

Theo UNICEF, sự chậm trễ giao hàng của SII là nguyên nhân chính khiến việc triển khai vaccine của COVAX bị chậm tiến độ, cộng với đó là chủ nghĩa dân tộc về vaccine, năng lực sản xuất hạn chế và thiếu kinh phí. UNICEF cho biết, COVAX đáng lẽ đã phải phân phối tổng cộng 170 triệu liều, nhưng thay vào đó, tính đến ngày 25.5, cơ chế này mới cung cấp 71 triệu liều đến 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 42% đến từ SII và 56% từ AstraZeneca.

SII bắt đầu phân phối vaccine ra nước ngoài vào đầu năm khi các ca bệnh ở Ấn Độ giảm và các quốc gia khác đang "rất cần sự giúp đỡ" - giám đốc điều hành Adar Poonawalla của SII giải thích trong một tuyên bố vào tuần trước. Nhưng khi Ấn Độ rơi vào đợt bùng phát tồi tệ, SII đã giữ lại nguồn cung để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong nước. Chính phủ Ấn Độ bác bỏ thông tin báo chí rằng nước này cấm xuất khẩu vaccine.

Trong khi đó, nhu cầu tiêm chủng ở Ấn Độ bắt đầu tăng đột biến và một số bang đã báo cáo tình trạng thiếu vaccine. Đó là lý do tại sao Ấn Độ - quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất vaccine - lại cạn kiệt thuốc tiêm. Tính đến ngày 26.5, chỉ 3% dân số Ấn Độ đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuần trước, SII cho biết đã giao tổng cộng hơn 200 triệu liều. "Chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và ưu tiên Ấn Độ. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ bắt đầu giao hàng cho COVAX và các quốc gia khác vào cuối năm nay. Chúng tôi đã làm việc với chính phủ không mệt mỏi để nỗ lực hết mình vì nhân loại và sẽ tiếp tục với tinh thần tương tự" - Poonwalla nói.

Ảnh hưởng đối với thế giới

COVAX bị thiếu hụt vaccine không chỉ là một vấn đề đối với các quốc gia ở Châu Á mà có thể đối với toàn thế giới.

"Chúng tôi đã đưa ra nhiều cảnh báo về nguy cơ mất cảnh giác và khiến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được tiếp cận công bằng với vaccine, chẩn đoán và điều trị. Virus tiếp tục lây lan mà không được kiểm soát càng lâu thì nguy cơ xuất hiện các biến thể lây nhiễm hoặc chết người càng cao" - giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết.

Tháng năm này, Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh (The Coalition for Epidemic Preparedness Innovations-CEPI) đã thành lập một nhóm đặc trách sản xuất cho COVAX để giải quyết các thách thức về nguồn cung cấp vaccine, chẳng hạn như tình trạng thiếu nguyên liệu.

Người phát ngôn của GAVI cho hay, một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay là làm việc với các chính phủ có nguồn cung lớn nhất để cung cấp vaccine thông qua COVAX cho các quốc gia mà họ có thể có "tác động tức thời trong việc giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung ngắn hạn này".

Nhưng, như bà Fore chỉ ra, SII không phải là nhóm duy nhất có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt vaccine. Chỉ có những vaccine đã được WHO phê duyệt mới có thể cung cấp qua COVAX. Hồi đầu tháng, WHO phê duyệt vaccine Sinopharm của Trung Quốc để sử dụng khẩn cấp. GAVI cho biết đang đàm phán với các nhà sản xuất, bao gồm cả Sinopharm, để có được nhiều liều vaccine hơn cho COVAX.

Trong khi một số quốc gia đang cấp bách cần vaccine thì một số nước đang tiêm chủng cho những người ít bị tổn thương hơn, chẳng hạn như những người trẻ tuổi - tình huống mà Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã mô tả vào tuần trước là "phân biệt chủng tộc vaccine". Trong bài phát biểu khai mạc tại Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 24.5, ông lưu ý rằng hơn 75% số vaccine đã tiêm được sử dụng ở 10 quốc gia.

UNICEF đang kêu gọi các nước dư thừa vaccine chia sẻ chúng như một biện pháp thu hẹp khoảng cách ngay lập tức. Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cũng đang kêu gọi các nước và công ty dược phẩm tiến nhanh hơn trong việc phân phối vaccine.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, phân bổ cho công nhân nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn