MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Ngoạn mục chứng kiến từ trái đất vụ nổ tân tinh chói lòa

Song Minh LDO | 24/03/2021 08:57

Một vụ nổ tân tinh vừa xảy ra có thể quan sát từ trái đất chỉ bằng kính thiên văn thường.

RT đưa tin, nhà thiên văn học nghiệp dư người Nhật Yuji Nakamura đã may mắn được chứng kiến vụ nổ của một ngôi sao cách trái đất khoảng 10.000 năm ánh sáng chỉ bằng kính thiên văn tin cậy của mình.

Ông Nakamura quan sát vụ nổ sao vào ngày 18.3.2021 bằng ống kính 135 mm và độ phơi sáng 15 giây.

Ông đã báo cáo vụ nổ tân tinh 9,6 độ richter cho Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản (NAOJ). Sau đó NAOJ đã triển khai một loạt kính thiên văn mạnh để thực hiện các quan sát, xác nhận rằng nó thực sự là một tân tinh cổ điển, và họ đặt tên là V1405 Cas.

This browser does not support the video element.

Vụ nổ tân tinh. Nguồn: NASA/NAOJ/Amaze Lab

Tân tinh hay sao mới là một vụ nổ hạt nhân lớn xảy ra trên sao lùn trắng, khiến cho nó bất thình lình sáng lên.

Không nên nhầm lẫn tân tinh với những hiện tượng sáng lên khác như siêu tân tinh hoặc tân tinh phát ra ánh sáng đỏ (luminous red novae).

Tân tinh được cho là xảy ra tại bề mặt của một sao lùn trắng trong hệ sao đôi. Nếu hai sao trong hệ nằm gần nhau, vật chất từ một sao đồng hành có thể bị sao lùn trắng hút về.

Hiện tượng tân tinh là do các khí plasma hydro bồi tụ dần trên bề mặt sao lùn trắng đến một giới hạn xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân không kiểm soát.

Những vụ nổ tân tinh thường kéo dài khoảng 12 giờ, nhưng tàn dư ánh sáng có thể kéo dài trong vài ngày nếu không phải vài tháng và vẫn có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm ở Bắc bán cầu.

Đối với những người hy vọng có thể tận mắt quan sát vụ nổ tân tinh bằng kính thiên văn từ trái đất, họ có thể tìm kiếm tọa độ 23 24 47.73, độ nghiêng +61 11 14.8, gần ngôi sao Caph nằm trong chòm sao Cassiopeia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn