MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều nước lên kế hoạch khám phá sao Kim - hành tinh được ví như "địa ngục". Ảnh: AFP

Nhân loại Trái đất đổ xô tìm sự sống ở "hành tinh địa ngục" 450 độ C

Khánh Minh LDO | 14/06/2021 20:00
Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Nga đang lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến sao Kim - hành tinh "địa ngục" nóng rực nằm gần Trái đất nhất trong hệ Mặt trời - để tìm kiếm sự sống.

Mặc dù sao Kim nằm trong “khu vực có thể tồn tại sự sống”, nhưng từ lâu các nhà khoa học rất nhanh chóng phát hiện ra rằng, bề mặt sao Kim là địa ngục nóng rực. Nhiệt độ trên bề mặt vượt quá 450 độ C, áp suất bề mặt cao gấp 92 lần so với của Trái đất, bầu trời được bao phủ bởi những đám mây dày đặc axit sunfuric. Những đám mây này phản xạ và tán xạ khoảng 90% ánh sáng Mặt trời.

Tuy nhiên, một vài năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện dấu hiệu của sự sống trong khí quyển sao Kim một loại khí được gọi là "phosphine", cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này và là một dấu hiệu về khả năng có sự sống bên ngoài Trái đất.

Do vậy, tất cả sứ mệnh khoa học mới đều đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Kim.

Minh hoạ núi lửa trên sao Kim. Ảnh: NASA

Tàu quỹ đạo của Ấn Độ

Theo Sputnik, dự án đầu tiên thực hiện nhiệm vụ sao Kim là tàu quỹ đạo Shukrayaan-1 của Ấn Độ dự kiến được phóng vào tháng 12.2024 hoặc vào giữa năm 2026, tùy thuộc vào thời điểm hoàn thành dự án.

Những mục tiêu chính của sứ mệnh là lập bản đồ bề mặt và nghiên cứu các đặc điểm địa chất của sao Kim, nghiên cứu thành phần hóa học của khí quyển và sự tương tác của nó với gió Mặt trời.

Trên tàu quỹ đạo sẽ có các thiết bị đo bức xạ terahertz, hồng ngoại và tia cực tím để phân tích bầu khí quyển của sao Kim. Vì vậy, sứ mệnh của Ấn Độ có mọi cơ hội phát hiện ra phosphine, nếu nó có ở đó.

Lựa chọn của NASA

Vào tháng 2, NASA đã phê duyệt 4 dự án cho chương trình khám phá hệ mặt trời Discovery, trong đó có 2 dự án liên quan đến sao Kim. NASA phân bổ 500 triệu USD cho mỗi dự án này.

NASA có 2 dự án thăm dò sao Kim. Ảnh: NASA

DAVINCI + là một tàu thăm dò khí quyển sao Kim của NASA. Tàu thăm dò sẽ phân tích thành phần khí quyển từ các lớp trên cùng đến bề mặt, đặc biệt chú ý đến khí trơ và các hợp chất khác có thể làm rõ bản chất của hiệu ứng nhà kính trên hành tinh này.

Trong sứ mệnh thứ hai là VERITAS, NASA sẽ gửi một tàu vũ trụ với các thiết bị radar mạnh vào quỹ đạo sao Kim để quan sát qua bầu khí quyển dày đặc, lập bản đồ bề mặt hành tinh, làm sáng tỏ lịch sử địa chất của nó và tìm kiếm dấu hiệu của các quá trình kiến ​​tạo mảng và núi lửa.

Các thiết bị hồng ngoại trên tàu vũ trụ sẽ xác định thành phần đất đá trên bề mặt. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng bản đồ địa chất đầu tiên của hành tinh, để hiểu lịch sử của sao Kim và sự khác biệt của nó với Trái đất.

Tàu vũ trụ Venera-D của Nga

Nga lên kế hoạch phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D vào năm 2029. Trạm Venera-D bao gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ lên sao Kim để nghiên cứu toàn diện về bầu khí quyển, bề mặt, cấu trúc bên trong của hành tinh và plasma không gian xung quanh.

Nga lên kế hoạch sẽ phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D vào năm 2029. Ảnh: Venera-D

Theo tính toán của các nhà phát triển, tàu đổ bộ sẽ tồn tại trên bề mặt hành tinh không quá 2 hoặc 3 giờ, nhưng nó sẽ cung cấp trạm LLISSE (Long-Lived In-Situ Solar System Explorer) do các chuyên gia NASA phát triển. Trạm này có thể hoạt động trong ít nhất 60 ngày.

Dự án Châu Âu

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang xem xét khả năng phóng sứ mệnh EnVision lên sao Kim vào năm 2030. Cũng như VERITAS, sứ mệnh của ESA sẽ phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo sao Kim, nhưng EnVision sẽ lập bản đồ các khu vực riêng lẻ của hành tinh với độ phân giải lên đến 1 mét (VERITAS có 15-30m).

Ngoài ra, một quang phổ kế đặc biệt sẽ phân tích ánh sáng có bước sóng cụ thể đi qua đám mây carbon dioxide. Các nhà khoa học hy vọng rằng, điều này sẽ giúp tìm hiểu thành phần đất đá trên hành tinh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn