MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 ngày 9.10.2018. Ảnh: VGP

Nhật Bản và Mekong: Vị trí đầu mối của thị trường khổng lồ mới nổi

Sukegawa Seiya LDO | 02/11/2018 19:10

PGS. Sukegawa Seiya, Khoa Kinh tế Chính trị học, Đại học Kokushikan, Nhật Bản có bài viết riêng cho Lao Động về quy mô hợp tác của Nhật Bản và các nước Mekong trong thị trường khổng lồ mới nổi.

Tháng 10.2018, các nhà lãnh đạo đứng đầu 5 nước Mekong đã tập trung tại Nhật Bản, và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 đã được tổ chức. Hội nghị thông qua chiến lược hợp tác mới là “Chiến lược Tokyo 2018 cho Hợp tác Mekong – Nhật Bản”. Trong một trong 3 trụ cột mới được đưa ra trong hợp tác Mekong – Nhật Bản tại đây là “Kết nối linh hoạt và hiệu quả”, tiềm năng gánh vác vai trò quan trọng của khu vực Mekong nằm ở vị trí đầu mối của thị trường khổng lồ mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đã được đề cập đến. Để hoàn thành vai trò đó, trước hết, không thể thiếu việc khu vực Mekong tự mình tăng cường tính kết nối.

Vai trò của ODA như là sự kích thích đầu tư trực tiếp

Kể từ Hội nghị Cấp cao đầu tiên vào năm 2009, Nhật Bản đã tăng cường viện trợ Mekong. Tại Hội nghị Cấp cao đầu tiên, Nhật Bản đã xem khu vực Mekong là khu vực viện trợ trọng điểm và cam kết cung cấp nguồn vốn ODA hơn 500 tỉ yen trong 3 năm; còn tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 7 vào năm 2015 là hơn 750 tỉ yen. Lần này, tuy không đề cập trực tiếp đến số tiền viện trợ nhưng Nhật Bản cam kết việc xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính vật lý đóng góp vào việc tăng cường tính kết nối, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển “cơ sở hạ tầng chất lượng cao”.

Kể từ khi tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản, thực chi vốn ODA của Nhật Bản dành cho Mekong (căn cứ trên tổng số tiền) đang được mở rộng. Số tiền viện trợ năm 2009 là 1,8 tỉ USD, chiếm 13,9% tổng số chi vốn ODA của Nhật Bản nhưng năm 2016, đã tăng lên thành 2,7 tỉ USD, tỉ lệ này cũng vượt hơn 20% (20,1%).

Đặc trưng vốn ODA của Nhật Bản nằm ở chức năng kích thích đầu tư trực tiếp. Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tuyên bố tại Hội nghị Cấp cao lần này, trước các nhà lãnh đạo đứng đầu 5 nước Mekong rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn công mà trước hết là ODA, và huy động sự đầu tư từ khu vực tư nhân hơn bao giờ hết”.

Từ trước đến nay, nguồn vốn ODA của Nhật Bản cũng đã kêu gọi mới các doanh nghiệp vào khu vực Mekong thông qua việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng. Con số doanh nghiệp thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ở 5 nước Mekong vào năm 2009 là 2.227 công ty nhưng vào đến thời điểm tháng 6.2018 đã gần như tăng gấp đôi lên 4.228 công ty. Đặc biệt, tại Thái Lan, doanh nghiệp Nhật Bản đã rót vốn gián đoạn và phân tầng, cụm công nghiệp số 1 của ASEAN đã được xây dựng.

Xoá bỏ sự thiếu liên kết trong Myanmar

Trong ASEAN, Myanmar là nước có cơ sở hạ tầng yếu kém nhất, phần đông ngành sản xuất đã trù trừ trong việc phát triển tại đây nhưng những năm gần đây, đã có trường hợp điển hình cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ODA đã trở thành đòn bẩy, giúp tập trung sự đầu tư trực tiếp một cách nhanh chóng. Đó là Đặc khu kinh tế Thiwala (SEZ).

Trong Chiến lược Tokyo 2018, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tiềm năng và tầm quan trọng của việc xúc tiến hợp tác công tư (PPP) đã được xác nhận, và tại SEZ nói trên, kết hợp các yếu tố mang tính dự án quốc gia bằng hợp tác công tư như chính phủ Nhật Bản sẽ viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng v.v. Thời điểm ngày 1.10.2018, tức 3 năm kể từ ngày khai trương SEZ, 94 công ty đã ký kết hợp đồng mua đất, trong số đó 58 công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Hiện nay, hướng đến nhất thể hóa Mekong, việc xây dựng môi trường cả hai mặt cứng và mềm đều được thúc đẩy cấp tốc. Yếu tố cần thiết trong lộ trình vận chuyển là cầu đường được nhắm đến mục tiêu hoàn thành vào năm 2023, Nhật Bản sẽ tiến hành thi công xây đổi trong chuỗi xây dựng hành lang kinh tế Đông – Tây. Khoảng cách Yangon – Bangkok ẩn giấu khả năng trở thành huyết mạch trong vận tải.

Về cơ sở hạ tầng mềm, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được hoàn thành vào tháng 1.2018, thuế quan trong khu vực giữa 10 nước đã được loại bỏ. Tỉ lệ tự do hóa của 5 nước Mekong bao gồm Thái Lan đạt 98,1%.

Như vậy, khu vực Mekong đang được tăng cường tính năng như là “bề mặt”. Đối với cả doanh nghiệp Nhật Bản vốn đã co giãn chuỗi cung ứng với trung tâm là các nước thành viên đi đầu ASEAN thì dòng thủy triều này sẽ mở ra con đường xây dựng thể chế phân chia ngành nghề mới đã cân nhắc đến các điều kiện sẵn có của các yếu tố sản xuất khác nhau kể cả sự chênh lệch trong thu nhập. Có thể thấy được vai trò mới của khu vực Mekong - vị trí đầu mối của thị trường khổng lồ mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… trong tương lai.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn