MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Minh hoạ mưa sao băng nhìn từ sao Hỏa. Ảnh: NASA

Những ngôi sao trông như thế nào từ sao Hỏa?

Ngọc Vân LDO | 23/06/2021 16:04
Bầu khí quyển của sao Hỏa rất yếu, chỉ bằng 1% của Trái đất, đến mức các ngôi sao không lấp lánh.

Các sa mạc giống sao Hỏa ở tây nam nước Mỹ là một trong những khu ngắm sao mang tính biểu tượng nhất của Trái đất. Không bị ánh đèn thành phố quấy rầy và không bị mây che phủ thông thường, đây là những nơi ngắm sao tuyệt nhất của những người yêu thích màn đêm.

Vì vậy, có lý do để thấy rằng bản thân các sa mạc trên sao Hỏa sẽ còn bình dị hơn. Rốt cuộc, không có ô nhiễm ánh sáng và khó có mây che phủ.

Và ở một mức độ nào đó, điều đó đúng, theo tạp chí Astronomy. Ban đêm trên hành tinh đỏ không tối hơn nhiều. Và bầu khí quyển của sao Hỏa rất yếu - chỉ bằng 1% của Trái đất - đến mức các ngôi sao không lấp lánh.

Nhưng có một vấn đề phức tạp khác trên hành tinh đỏ, đó là bụi. Ngay cả ở bên trên thiên đỉnh - khu vực ít giao thoa khí quyển nhất - bụi làm giảm độ sáng của một ngôi sao xuống 1 cấp sáng (1 magnitude). Điều đó trở nên tồi tệ hơn về phía đường chân trời, nơi bụi có thể làm mờ các ngôi sao tới 4 cấp sáng.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA chụp cảnh mặt trời lặn từ vị trí của nó ở miệng núi lửa Gale vào tháng 4.2015. Ảnh: NASA

Các nhà thiên văn biết được điều này từ việc quan sát bầu trời đêm bằng tàu thám hiểm sao Hỏa, vốn có camera nhạy như mắt trần của con người. Khi bầu trời hoàn toàn trong trẻo, tàu thám hiểm Opportunity của NASA có thể chụp những ngôi sao 6 cấp sáng - thường được coi là giới hạn cho tầm nhìn của con người.

Các nhà thiên văn đã hướng đôi mắt của tàu thám hiểm về phía bầu trời để xem nguyệt thực và sao chổi bay. Năm 2014, tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã bắt gặp sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) khi nó cách sao Hỏa chỉ khoảng 140.000km. Khoảng cách này gần gấp 10 lần so với sao chổi Hyakutake (C/1996 B2) nổi tiếng đi qua rất gần Trái đất vào năm 1996. Nó thậm chí còn xáo trộn với từ trường của sao Hỏa.

Tàu quỹ đạo Maven của NASA cho thấy kết quả ấn tượng hơn là một trận mưa sao băng đạt cực đại hàng nghìn sao mỗi giờ, hoặc thậm chí có thể hàng chục nghìn. Điều đó ấn tượng hơn bất cứ điều gì trong lịch sử được ghi lại trên Trái đất. Nhưng bụi có thể đã che khuất nhiều sao băng này.

Với mắt của con người, còn có những yếu tố khác ngoài bụi. Trên sao Hỏa, thời gian ban đêm dài hơn. Hành tinh đỏ có thể có những khoảng thời gian chạng vạng dài đến vô lý kéo dài hàng giờ. Điều đó gây rối với việc quan sát vào ban đêm, nhưng lại tạo ra cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, có thể chuyển từ màu xanh lam sang đỏ khi buổi tối xuất hiện.

Hình minh họa so sánh mặt trăng của sao Hỏa với mặt trăng của Trái đất. Ảnh: NASA

Khi bóng tối cuối cùng cũng lắng xuống, một cảnh tượng kỳ lạ khác sẽ hiện ra. Khi không bị bụi che khuất, hai mặt trăng của sao Hoả là Phobos và Deimos đều có thể được nhìn thấy từ bề mặt hành tinh đỏ.

Và khi bầu trời đỏ chuyển sang đen, mặt trăng lớn hơn của sao Hoả là Phobos nhanh chóng mọc lên ở phía tây, lặn ở phía đông, và mọc lại một lần nữa chỉ sau 4 giờ, liên tục như vậy nhiều lần trong một đêm. Trong khi đó, Deimos mọc lên ở phía đông nhưng lại rất chậm. Deimos sẽ giống như ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn