MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tên lửa phòng không vác vai Stinger MANPADS của Mỹ. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Những người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến Ukraina

Song Minh LDO | 23/03/2024 09:14

Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders cho rằng, các nhà thầu quốc phòng Mỹ tăng giá sản phẩm và lợi dụng cuộc xung đột ở Ukraina để làm giàu cho bản thân.

Trong bài viết trên tạp chí Foreign Policy ngày 18.3, Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders cảnh báo về việc các nhà thầu quốc phòng “trục lợi chiến tranh”, lấy ví dụ tập đoàn RTX kể từ năm 1991 đã tăng giá tên lửa phòng không vác vai Stinger MANPADS lên gấp 7 lần.

Michael Maloof - cựu nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao của Lầu Năm Góc - cho rằng không nên xem nhẹ những lo ngại của Thượng nghị sĩ Sanders về việc các nhà thầu quốc phòng lợi dụng cuộc chiến ở Ukraina để làm giàu.

“Có rất nhiều sự thật trong tuyên bố mà Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đưa ra” - ông Maloof nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đề cập đến bài viết sâu sắc của Thượng nghị sĩ Sanders về các vấn đề đối ngoại và chỉ trích việc “trục lợi chiến tranh” của ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

“Trong bài báo trên tạp chí Foreign Affairs, Thượng nghị sĩ Sanders lưu ý rằng chi phí chiến tranh đã tăng lên một cách chóng mặt, và đó thực chất là những gì chúng ta đang thấy ở đây: những cuộc chiến tranh bất tận, ít nhất là từ năm 2001 đến nay. Những người duy nhất được hưởng lợi từ việc này là các nhà thầu quân sự" - ông Malouf nói, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa những người tân bảo thủ ở Washington và tổ hợp công nghiệp quân sự. "Họ đưa ra các quyết định quân sự để áp đặt đường lối của Mỹ lên thế giới" - ông nói thêm.

Theo lời cựu quan chức Bộ Quốc phòng, kể từ chiến tranh Iraq đến xung đột Ukraina và nay là chiến sự Israel - Hamas, những người hưởng lợi duy nhất là các nhà thầu quốc phòng.

Các nhà sản xuất vũ khí đã có thể thoát khỏi trừng phạt vì tăng giá nhờ bộ máy vận động hành lang và giám sát "được bôi trơn" ở Quốc hội và Lầu Năm Góc, cũng như việc các nhà lập pháp sẵn sàng chấp nhận nguồn tài trợ bổ sung khi chi phí vượt mức.

"Bộ Quốc phòng nói riêng và tôi đã tận mắt chứng kiến ​​điều này. Khi ký kết các hợp đồng quốc phòng cho các hệ thống vũ khí cụ thể, họ theo dõi sát sao để đảm bảo rằng nếu hệ thống vũ khí nào đó bị cắt khỏi ngân sách, họ sẽ có thể khiến người dân gây sức ép với các nghị sĩ khu vực để khôi phục hoặc thậm chí tăng những vũ khí này” - ông Maloof nói, trích dẫn ví dụ là vụ máy bay tiêm kích F-35 đắt đỏ với mức giá “cao ngất trời”.

"Hệ thống mua sắm là một trong những hệ thống tồi tệ nhất ở Bộ Quốc phòng. Mặc dù Quốc hội có trách nhiệm giám sát, nhưng cũng không hoàn thành nhiệm vụ này. Quốc hội thậm chí không thể thông qua ngân sách cho chính phủ chứ đừng nói đến việc giám sát hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả" - ông Malouf nêu ý kiến.

Để duy trì chi tiêu cho vũ khí và sản xuất vũ khí, tổ hợp công nghiệp quân sự về cơ bản cần các “cuộc chiến tranh thường xuyên” - theo ông Malouf.

"Chúng tôi là quốc gia giàu nhất thế giới, không nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng chúng tôi chủ yếu sử dụng tài sản của mình cho mục đích quân sự chứ không phải để giúp đỡ các nước khác trong xây dựng mang tính xây dựng" - cựu quan chức Lầu Năm Góc nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn