MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Từ năm 1990 đến 2014, trung bình mỗi năm có 56 triệu ca phá thai trên toàn thế giới, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet. Ảnh: AFP

Những quốc gia có luật phá thai nghiêm ngặt nhất thế giới

Ngọc Vân LDO | 17/06/2020 11:24
Các quốc gia có luật phá thai khác nhau, có những nước cực kỳ nghiêm ngặt, coi phá thai là hành vi bất hợp pháp, trong khi nhiều nước cho phép phá thai theo những quy định cụ thể.

Đài SBS cung cấp bức tranh toàn cảnh về luật phá thai ở một số quốc gia dựa trên thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm quyền sinh sản có trụ sở tại Mỹ.

Cấm phá thai

Malta là quốc gia duy nhất trong Liên minh Châu Âu cấm phá thai hoàn toàn, áp dụng hình phạt tù từ 18 tháng đến 3 năm nếu vi phạm.

Phá thai cũng bị cấm ở Andorra, VaticanSan Marino - các quốc gia ở Châu Âu nhưng không thuộc EU.

Các nước khác trên thế giới cấm hoàn toàn toàn việc phá thai là Congo-Brazzaville, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Gabon, Guinea-Bissau, Haiti, Madagascar, Mauritania, Nicaragua, Palau, Philippines, SenegalSuriname.

Tại Djibouti, việc phá thai chỉ có thể được thực hiện để "giữ gìn sức khỏe" - theo Trung tâm Quyền sinh sản.

Ở El Salvador, việc quốc tế chỉ trích hình sự hóa những người phá thai đã khiến 27 phụ nữ bị bỏ tù, một số nhận án lên tới 30 năm.

Trước đây, Lào cho phép phá thai trong một số trường hợp nhất định, nhưng hiện đã cấm phá thai.

Trong khi Mỹ hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973, song luật này đã bị đe dọa kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống. Các nhà lập pháp bang Iowa đã thông qua các luật nghiêm ngặt nhất ở Mỹ, cấm hầu hết các trường hợp phá thai sau khi có tim thai.

Tim thai thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nên những người phản đối cho rằng phá thai vào thời điểm này là quá muộn khi hầu hết phụ nữ đã cảm nhận được họ đang mang thai.

Thống đốc bang Alabama đã ký một số luật phá thai khắc nghiệt nhất ở Mỹ hồi tháng 5.2019, quy định cấm phá thai gần như toàn bộ, kể cả các trường hợp hãm hiếp và loạn luân. Động thái này bị lên án rộng rãi và các nhà hoạt động tuyên bố thách thức nhằm đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1973 cho phụ nữ quyền phá thai.

Các tiểu bang khác ở Mỹ đã áp dụng các chiến thuật khác nhau để làm cho việc phá thai trở nên khó khăn hơn như áp đặt thời gian chờ đợi và yêu cầu khắt khe đối với các phòng khám phá thai khiến việc phá thai không thể thực hiện được.

Hạn chế

Nhiều quốc gia cho phép phá thai trong trường hợp cuộc sống của người mẹ được cho là gặp nguy hiểm.

Các nước và vùng lãnh thổ này bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Guatemala, Iraq, Bờ Biển Ngà, Lebanon, Myanmar, Oman, Pakistan, Paraguay, Somalia, Nam Sudan, Syria, Uganda, Venezuela, Bờ Tây/Gaza và Yemen.

Ở nhiều nước, ngoại lệ này được áp dụng một cách cứng nhắc. Ví dụ, ở Paraguay, một bé gái 10 tuổi bị cha dượng cưỡng hiếp đã bị từ chối phá thai trừ khi cô bé bị biến chứng đe dọa tính mạng.

Chính sách phá thai của Chile từ lâu đã được coi là một trong chính sách hà khắc nhất thế giới, nhưng năm 2018, tòa án hiến pháp Chile đã phê chuẩn một dự luật cho phép phụ nữ được phá thai nếu cuộc sống của họ gặp nguy hiểm, hoặc bị bị hãm hiếp hoặc nếu thai nhi không còn sống nữa.

Một số quốc gia khác cũng chỉ cho phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc đe dọa đến sức khỏe của mẹ hoặc em bé, bao gồm cả Ba Lan.

Ba Lan đã có tỷ lệ phá thai thấp nhất được ghi nhận ở Châu Âu chỉ với 2 ca phá thai trên 1.000 ca sinh vào năm 2012.

Ấn Độ không cho phép phá thai sau 20 tuần trừ khi đe dọa tính mạng người mẹ và trừ các vụ hiếp dâm. Hàn Quốc cũng có luật hạn chế phá thai, cho phép trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc hỏng thai.

Brazil, phá thai chỉ được cho phép để cứu tính mạng của người phụ nữ hoặc trong trường hợp bị hãm hiếp.

Được phép

Phá thai được chấp nhận ở hầu hết các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu Bắc Á cũng như Campuchia, Guyana, Mozambique, Nam Phi, Uruguay Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi.

Năm 2012, quốc hội Uruguay bỏ phiếu để hợp pháp hóa việc phá thai trong mọi trường hợp lên đến 12 tuần. Mặc dù vậy, những phụ nữ muốn phá thai phải chờ 5 ngày và tham khảo ý kiến của hội đồng gồm 3 người.

Hầu hết các nước EU cho phép phá thai theo yêu cầu khi thai nhi từ 10 hoặc 14 tuần tuổi, bao gồm Pháp, Bỉ, Đan MạchHy Lạp. Tuần tuổi thai nhi có thể lớn hơn trong các trường hợp hiếp dâm hoặc thai nhi bất thường.

Hà Lan có luật phá thai tự do nhất, cho phép phá thai "theo yêu cầu".

Theo WHO, Nga có tỷ lệ phá thai cao nhất ở Châu Âu với 551 trường hợp được ghi nhận trên 1.000 ca sinh trong năm 2011.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn