MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sẽ có 2 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực trong năm 2023. Ảnh: NASA

Những sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm 2023

Thanh Hà LDO | 04/01/2023 11:00
Những trận mưa sao băng, trăng tròn và nguyệt thực tuyệt đẹp sẽ thắp sáng bầu trời trong năm 2023.

NASA cho hay, một sao chổi được phát hiện vào tháng 3.2022 tiến gần Mặt trời nhất vào ngày 12.1.2023. Sao chổi được đặt tên là C/2022 E3 (ZTF) sẽ đi qua Trái đất gần nhất vào ngày 2.2.2023. 

Trong hầu hết tháng 1.2023, những người yêu thiên văn ở Bắc bán cầu có thể quan sát được sao chổi này trên bầu trời buổi sáng qua ống nhòm còn những người yêu thiên văn ở Nam bán cầu có thể quan sát vào đầu tháng 2.

Cùng với đó, năm 2023 còn có nhiều sự kiện thiên văn hàng đầu khác: 

Trăng tròn và siêu trăng

Hầu hết các năm đều có 12 lần trăng tròn - mỗi lần trong một tháng. Nhưng trong năm 2023, sẽ có 13 lần trăng tròn, trong đó có 2 lần diễn ra vào tháng 8.

Lần trăng tròn thứ hai trong một tháng được gọi là trăng xanh. Thông thường, cứ 29 ngày là có trăng tròn, trong khi hầu hết các tháng của Dương lịch kéo dài 30 hoặc 31 ngày. Do đó, cứ sau 2,5 năm sẽ có một lần trăng xanh. 

Theo EarthSky, hai lần trăng tròn vào tháng 8 cũng có thể được coi là siêu trăng. Có nhiều định nghĩa về siêu trăng nhưng thuật ngữ này thường biểu thị trăng tròn sáng hơn, gần Trái đất hơn bình thường và do đó trông lớn hơn trên bầu trời đêm.

Một số nhà thiên văn học cho biết, hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng nằm trong 90% cận điểm - điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của Mặt trăng. Theo định nghĩa này, trăng tròn tháng 7 cũng sẽ được coi là siêu trăng.

Dưới đây là danh sách những lần trăng tròn cho năm 2023, theo Old Farmer’s Almanac:

Ngày 6.1: Trăng sói
Ngày 5.2: Trăng tuyết
Ngày 7.3: Trăng giun
Ngày 6.4: Trăng hồng
Ngày 5.5: Trăng hoa
Ngày 3.6: Trăng dâu tây
Ngày 3.7: Trăng hươu đực
Ngày 1.8: Trăng cá tầm
Ngày 30.8: Trăng xanh
Ngày 29.9: Trăng thu hoạch
Ngày 28.10: Trăng thợ săn
Ngày 27.11: Trăng hải ly
Ngày 26.12: Trăng lạnh

Dù đây là những cái tên phổ biến liên quan đến trăng tròn hàng tháng, nhưng mỗi tên gọi đều mang ý nghĩa riêng với các bộ lạc người Mỹ bản địa.

Nguyệt thực và nhật thực

Sẽ có 2 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực trong năm 2023. Nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 20.4, với khả năng quan sát được ở Australia, Đông Nam Á và Nam Cực. Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng di chuyển giữa Mặt trời và Trái đất, che khuất ánh sáng Mặt trời.

Nguyệt thực toàn phần trên bầu trời Canta, phía đông Lima, Peru ngày 15.5.2022. Ảnh: AFP

Với người yêu thiên văn quan sát nhật thực ở Indonesia, một phần ở Australia và Papua New Guinea, nhật thực quan sát được sẽ là nhật thực lai, tức kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên.

Nhật thực hình khuyên đi qua Tây bán cầu sẽ xảy ra vào ngày 14.10 và có thể nhìn thấy trên khắp Bắc, Trung và Nam Mỹ.

Nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra vào ngày 5.5, quan sát được ở Châu Phi, Châu Á và Australia.

Nguyệt thực một phần vào ngày 28.10 sẽ có thể quan sát được ở Châu Âu, Châu Á, Australia, Châu Phi, một phần của Bắc Mỹ và phần lớn Nam Mỹ. 

Mưa sao băng

Theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ, năm mới bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid đạt cực đại trong đêm từ ngày 3-4.1 với những người quan sát ở Bắc Mỹ.

Đây là trận mưa sao băng đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng của năm 2023. Trận mưa sao băng tiếp theo, mưa sao băng Lyrid, dự kiến đạt đỉnh vào tháng  4.

Dưới đây là những ngày cao điểm của các đợt mưa sao băng khác trong năm 2023:

Lyrids: 22-23.4
Eta Aquariids: 5-6.5
Nam Delta Aquariids: 30-31.7
Alpha Capricornids: 30-31.7
Perseids: 12-13.8
Orionids: 20-21.10
Nam Taurids: 4-5.11
Bắc Taurids: 11-12.11
Leonids: 17-18.11
Geminids: 13-14.12
Ursids: 21-22.12

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn