MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT.

Ông Putin cảnh báo hệ lụy khi hạ thấp ngưỡng kiểm soát vũ khí

Hải Anh LDO | 20/12/2018 18:42

Các cơ chế kiểm soát vũ khí quốc tế đang bị phá vỡ, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo thường niên ngày 20.12. Ông cảnh báo việc hạ thấp ngưỡng kiểm soát vũ khí có thể dẫn tới thảm họa hạt nhân toàn cầu. 

Các biện pháp kiểm soát vũ khí lẫn nhau đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ hiện đang sụp đổ, ông Vladimir Putin cảnh báo. Thêm vào đó, xu hướng đang gia tăng trong việc đánh giá thấp mối đe dạo một cuộc chiến tranh hạt nhân trên toàn thế giới.  

“Sự lo ngại rằng những diễn biến như vậy có thể trở thành hiện thực có thể bị lu mờ và bỏ qua. Kịch bản đó bị coi là điều không thể và không còn quan trọng” – RT dẫn lời ông Putin.

“Trong khi đó, xin Chúa bỏ qua cho lời này của con, khi một điều gì đó tương tự xảy đến, nó sẽ khiến cả một nền văn minh, hay thậm chí là cả hành tinh, bị diệt vong” – nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Tổng thống Nga lưu ý, tuy nhiên, ngưỡng để triển khai vũ khí hạt nhân đang bị hạ thấp khi "có những ý tưởng tạo ra đạn hạt nhân vận tốc thấp". Một xu hướng nguy hiểm khác là sử dụng tên lửa đạn đạo phi hạt nhân. Trong khi Mỹ đã từ bỏ nỗ lực xây dựng những vũ khí này, công nghệ vẫn còn đó.

"Điều này thật kinh khủng và không nên xảy đến. Tuy nhiên, ý tưởng sử dụng tên lửa đạn đạo được trang bị đầu đạn phi hạt nhân vẫn tồn tại" - ông nói.

Ông Vladimir Putin cũng lấy làm tiếc rằng "hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế hiện đang bị phá vỡ một cách hiệu quả". Vào năm 2021, Hiệp ước New START - hiệp ước quan trọng giữa Mỹ và Nga trong việc làm giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân của hai nước sẽ hết hạn nhưng chưa có phương án thay thế khả thi.

"Cho đến nay, không có cuộc đàm phán nào về vấn đề này" - lãnh đạo Nga nói. Dù vậy, ông khẳng định, Nga sẽ vượt qua điều đó, sẽ đảm bảo an ninh của đất nước. "Chúng tôi biết phải làm gì để thực hiện điều đó" - ông nói. 

Theo RT, ông Putin cũng đề cập đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. 

"Hiện Mỹ đang thực hiện thêm một bước đi nữa rút khỏi INF. Rất khó để dự báo tình hình sẽ tiếp tục như thế nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu những tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ sẽ được triển khai ở Châu Âu, chúng ta sẽ làm gì?" - ông nói. 

Nhà lãnh đạo Nga tiếp tục: "Tất nhiên, chúng tôi sẽ tăng cường an ninh. Họ không nên phản đối những lợi thế mà chúng tôi đang nỗ lực đạt được. Chúng tôi không giành được một số lợi thế, chúng tôi đang giữ cân bằng để đảm bảo an ninh của mình". 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn