MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hóa thạch Dickenson từng được phát hiện tại Australia. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh.

Phát hiện hóa thạch "dấu vân tay" kỳ dị 500 triệu năm tại Trung Quốc

Hà Huyền LDO | 22/04/2021 16:00
Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Trung Quốc hôm 21.4 thông báo đã phát hiện một hóa thạch động vật kỳ dị cách đây khoảng 550 triệu năm có hình dạng rất giống với dấu vân tay của con người.

Hóa thạch được tìm thấy tại khu vực Tam Hiệp thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Qua quá trình giám định, các nhà khoa học cho biết, hóa thạch thuộc về loài giun cổ đại Dickenson, một đại diện tiêu biểu của động vật thời kỳ tiền Cambri.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra một hóa thạch Dickenson tại Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.

Loài giun tiền sử Dickenson có dạng bầu dục, ở chính giữa cơ thể là một đường gờ dọc phân tách thành hai phần gần như đối xứng nhau.

Theo đánh giá từ những hóa thạch Dickenson được thu thập trước đó, loài giun này có nhiều kích thước khác nhau, với chiều dài dao động từ vài mm đến 1 m.

Hóa thạch Dickenson được tìm thấy tại Trung Quốc. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh

Mẫu hóa thạch phát hiện lần này được bảo quản trong đá vôi, có chiều dài tổng thể khoảng 8 cm.

Dù đây là một mẫu vật không hoàn chỉnh nhưng các nhà khoa học vẫn có thể quan sát thấy những đường vân mang tính đặc trưng của Dickenson – thứ khiến chúng trông giống như dấu vân tay của con người.

Chen Zhe, một nhà khảo cổ tại Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, phần lớn giun Dickenson trước đây được tìm thấy ở Australia và một số vùng ở Đông Âu. Loài giun này là một trong những sinh vật nổi tiếng nhất thời kỳ tiền Cambri. Từ lâu, giới khoa học luôn coi giun Dickenson là điểm nóng nghiên cứu và cho đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều điều bí ẩn xoay quanh sinh vật này.

Tái hiện môi trường sống của loài giun tiền sử Dickenson. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh

"Việc phát hiện hóa thạch Dickenson trong lớp đá vôi thuộc khu vực Tam Hiệp càng chứng tỏ loài giun này có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Chúng có thể đã phân bố rải rác khắp các khu vực của đại dương cách đây 550 triệu năm", Chen Zhe nhấn mạnh.

Các kết quả của nghiên cứu về hóa thạch giun Dickenson tại Trung Quốc được công bố trên tạp chí học thuật cổ sinh vật học "Thế giới cổ đại".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn