MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Địa điểm phát hiện hóa thạch Titanokorys gainesi. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Ontario

Phát hiện hóa thạch thủy quái khổng lồ 500 triệu năm tuổi

Hải Anh LDO | 09/09/2021 12:20

Các nhà cổ sinh vật học Bảo tàng Hoàng gia Ontario, Canada, khai quật được hóa thạch của một trong những động vật chân đốt khổng lồ thịnh hành kỷ Cambri.

Hóa thạch của sinh vật khổng lồ thuộc một nhóm động vật đã tuyệt chủng được phát hiện ở những tảng đá kỷ Cambri ở Vườn quốc gia Kootenay ở dãy núi Rocky của Canada. Phát hiện được công bố ngày 8.9 trên Tạp chí Khoa học Mở Hiệp hội Hoàng gia.

Hình dáng cơ thể và miệng của Titanokorys gainesi được phục dựng. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Ontario

"Thủy quái" khổng lồ 500 triệu năm tuổi này được gọi là Titanokorys gainesi. Với tổng chiều dài ước tính khoảng nửa mét, Titanokorys là sinh vật khổng lồ so với hầu hết các loài động vật sống ở các vùng biển vào thời điểm đó bởi phần lớn chúng chỉ có kích thước khoảng ngón tay út. 

“Kích thước to lớn của loài động vật này khiến chúng tôi hoàn toàn không thể tin nổi. Đây là một trong những loài động vật lớn nhất từ ​​kỷ Cambri từng được tìm thấy" - chuyên gia Jean-Bernard Caron của Bảo tàng Hoàng gia Ontario cho hay. 

This browser does not support the video element.

Video về kích thước và hoạt động của Titanokorys gainesi. Nguồn: Bảo tàng Hoàng gia Ontario

Nói về mặt tiến hóa, Titanokorys thuộc nhóm động vật chân đốt nguyên thủy được gọi là radiodont. Đại diện mang tính biểu tượng nhất của nhóm này là động vật ăn thịt Anomalocaris, có thể đạt chiều dài gần 1m. 

Sinh vật khổng lồ đã tuyệt chủng Titanokorys có đôi mắt đa diện, miệng có răng, có cặp càng có gai ngay dưới đầu để bắt mồi và cơ thể có loạt màng để bơi. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn