MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vị trí khoang hình cầu trong Dải Ngân hà được mô tả bên phải. Ảnh phóng to của khoang (bên trái) cho thấy các đám mây phân tử Perseus và Taurus có màu xanh lam và đỏ. Ảnh: Alyssa Goodman/Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian)

Phát hiện khoang khổng lồ bí ẩn trong Dải Ngân hà

Nguyễn Hạnh LDO | 24/09/2021 10:08
Các nhà thiên văn học phát hiện ra một khoang hình cầu khổng lồ trong Dải Ngân hà. Nó được cho là hình thành sau vụ nổ sao cách đây hàng triệu năm. 

Theo Space.com, khoảng trống hình cầu rộng đến 500 năm ánh sáng và nằm giữa các "vườn ươm sao" trong chòm sao Perseus và chòm sao Taurus. Các ngôi sao vốn được hình thành từ các đám mây bụi và khí, được gọi là đám mây phân tử hay ''vườn ươm sao''.

Nhà nghiên cứu Shmuel Bialy từ Viện Lý thuyết và Tính toán (ITC) thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA) cho biết: "Hàng trăm ngôi sao đang hình thành hoặc tồn tại trên bề mặt của khoang khổng lồ này".

"Chúng tôi có hai giả thuyết - hoặc một siêu tân tinh đã đi ra khỏi lõi của khoang và đẩy khí ra bên ngoài, tạo thành cái mà hiện chúng tôi gọi là "Siêu vỏ Perseus-Taurus", hoặc một loạt siêu tân tinh xuất hiện trong hàng triệu năm đã tạo ra nó theo thời gian", nhà nghiên cứu Bialy nói.

Sử dụng dữ liệu từ tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), các nhà nghiên cứu lần đầu tiên lập được bản đồ các đám mây phân tử Perseus và Taurus ở dạng 3D. Bản đồ 3D giúp tiết lộ khoảng trống khổng lồ vẫn còn khó nắm bắt trong các bản đồ 2D trước đây của khu vực. 

Phát hiện mới được công bố ngày 22.9 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn